Hoạt động ngoại giao của chế độ “Việt Nam Cộng hòa” thời kỳ Ngô Đình Diệm (1955-1963)

Chế độ Việt Nam Cộng hòa chính thức được thành lập trong năm 1955 với sự lãnh đạo tuyệt đối của Ngô Đình Diệm. Trong giai đoạn 1955-1963, đường lối ngoại giao của Việt Nam Cộng hòa tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ chống Cộng với tư cách là một quốc gia tiên phong trong liên minh chống Cộng do Hoa Kỳ đứng sau hỗ trợ. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X4-2015 Hoạt động ngoại giao của chế độ “Việt Nam Cộng hòa” thời kỳ Ngô Đình Diệm (1955-1963) Trần Nam Tiến Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Chế độ Việt Nam Cộng hòa chính thức được thành lập trong năm 1955 với sự lãnh đạo tuyệt đối của Ngô Đình Diệm. Trong giai đoạn 1955-1963, đường lối ngoại giao của Việt Nam Cộng hòa tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ chống Cộng với tư cách là một quốc gia tiên phong trong liên minh chống Cộng do Hoa Kỳ đứng sau hỗ trợ. Trong quá trình triển khai, chính quyền Ngô Đình Diệm bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động ngoại giao, xây dựng được mối liên kết với nhiều quốc gia trong phe tư bản chủ nghĩa, xây dựng được một mạng lưới chống Cộng do Hoa Kỳ lãnh đạo. Nhìn một cách tổng quát, ngoại giao của chính quyền Ngô Đình Diệm chỉ là sự thực hiện đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ thiết lập cho chính quyền thuộc địa kiểu mới Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1960, chính quyền Ngô Đình Diệm đã đi ngược lại với những đường lối của Hoa Kỳ dẫn đến việc Hoa Kỳ quyết định bật đèn xanh cho các lực lượng đảo chính trong quân đội Sài Gòn lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm (1/11/1963). Từ khóa: Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ, Ngô Đình Diệm, ngoại giao 1. Sự thành lập chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam Trước sự thất bại không thể tránh khỏi của Pháp trong cuộc Chiến tranh Đông Dương, để cứu vãn tình thế, Hoa Kỳ buộc phải chọn giải pháp trực tiếp đầu tư xây dựng mô hình thực dân mới ở Việt Nam thay cho mô hình “Bảo Đại” đã không còn hiệu quả. Trong bối cảnh đó, Ngô Đình Diệm vốn là một viên quan phong kiến thất sủng, bị cả thực dân Pháp và phát xít Nhật bỏ rơi, trở thành giải pháp “tối ưu” nhất cho những kế hoạch mới của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Trước khi Hiệp định Genève về Việt Nam được ký kết, Hoa Kỳ đã tạo điều kiện đưa Ngô Đình Diệm về nước và ép Pháp buộc Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam (16/6/1954)1, mở đầu quá

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.