Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu của kỹ thuật phủ vải trên mannequin để sáng tạo hình khối trên trang phục nữ. Bài viết giới thiệu một phương pháp thiết kế rập đang được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực thiết kế thời trang của các nước tiên tiến trên thế giới và cũng để phục vụ cho công tác giảng dạy môn học thiết kế trang phục tại các trường có đào tạo chuyên ngành Công nghệ may – Thiết kế thời trang. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ K3- 2015 Kỹ thuật phủ vải tạo khối trên trang phục nữ Nguyễn Thị Mộng Hiền1 Hồ Tường Vy2 Hoàng Thị Thảo3 1 Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM Công ty cổ phần Dệt may Gia Địmh – Phong Phú 3 Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè 2 (Bản nhận ngày 14 tháng 11 năm 2014, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 30 tháng 6 năm 2015) TÓM TẮT Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu của kỹ thuật phủ vải trên mannequin để sáng tạo hình khối trên trang phục nữ. Qua bài báo, tác giả muốn giới thiệu một phương pháp thiết kế rập đang được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực thiết kế thời trang của các nước tiên tiến trên thế giới và cũng để phục vụ cho công tác giảng dạy môn học thiết kế trang phục tại các trường có đào tạo chuyên ngành Công nghệ may – Thiết kế thời trang. Đối tượng nghiên cứu là những khối cong, khối đa giác may ráp nổi trên trang phục và các kiểu đầm được phủ mẫu từ đơn giản đến phức tạp như là đầm công sở, đầm dạ hội, đầm cưới. Nguyên vật liệu phủ mẫu trên mannequin là vải mộc 100% cotton và vải chính thực hiện sản phẩm là các loại vải phi, vải nhung, vải voan, vải lưới có độ co giãn với các màu sắc đậm nhạt khác nhau. Khi ủi các mẫu vải, sản phẩm không sử dụng bàn ủi hơi để ủi. Kết quả nghiên cứu đưa ra các quy trình tạo khối 3D trên mannequin, và các bước phủ của các kiểu đầm trên. Từ khoá: Thiết kế trang phục, mannequin, khối 3D, phủ mẫu, thiết kế rập, đầm công sở, đầm dạ hội, đầm cưới, thiết kế thời trang. 1. GIỚI THIỆU Trong thiết kế trang phục thường sử dụng chủ yếu thiết kế theo phương pháp tính toán 2D [1, 2, 5, 11, 12] và phương pháp phủ mẫu 3D [10, 13, 14]. Thiết kế theo phương pháp 3D đã có từ rất lâu nhưng khả năng sử dụng vẫn hạn chế. Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp thời trang phát triển trong những năm gần đây thì phương pháp thiết kế 3D đã được nhân rộng tại nhiều nước trên thế giới. Với thiết kế 2D kích thước và hình dạng của các chi tiết của sản phẩm được xác định Trang 25 SCIENCE & TECHNOLOGY .