Phần 1 ebook gồm các nội dung: Bản chất tâm tư tình cảm con người, điều phục và chuyển hóa, mối quan hệ bình đẳng giữa hai giới, tình bằng hữu làm phong phú cuộc đời, bằng hữu là của cải đời người, nguyên tắc kết bạn,. chi tiết nội dung tài liệu. | ĐỐI THOẠI VỚI CHÍNH MÌNH Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Cộng đồng Google : Bản chất tâm tư tình cảm con người Hỏi: Trong kinh Phật, chúng sinh còn gọi là “hữu tình”, tâm tư tình cảm con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh, vậy phải chăng do con người có tâm tư tình cảm nên gọi là “hữu tình”? Đáp: Mọi loài chúng sinh “hữu tình” đều có tâm tư tình cảm, trong đó con người nhờ biết tư duy, có khả năng ghi nhớ, có tư tưởng tình cảm nên họ không những có khả năng suy nghĩ về các vấn đề trước mắt, ghi nhớ sự việc trong quá khứ mà còn biết tưởng tượng, suy đoán sự việc trong tương lai thế nên tâm tư tình cảm của con người rất phong phú, phức tạp. Ví dụ người thất tình hoặc mất đi người thân đều rất đau khổ. Yêu đơn phương, theo đuổi người tình hoàn hảo trong ảo tưởng với trăm phương nghìn kế đều là những thứ tâm tư tình cảm dai dẳng nặng nề đè lên lòng người không thể nguôi ngoai. Ngoài tình cảm ra còn một số vấn đề khiến người ta mất ngủ, trầm cảm, ức chế như sự nghiệp, gia đình, sức khỏe. cũng thường là những cơn sóng dậy lên trong lòng người, tất cả chúng đều là căn nguyên tâm bệnh của con người. Hỏi: Bản chất của tâm tư tình cảm con người là gì, nguyên nhân nào khiến tâm tư họ luôn thấp thỏm bất an? Đáp: Bản chất của tâm tư tình cảm con người là sự theo đuổi chính mình cũng chính là vì sự an toàn và sở thích của bản thân, là trạng thái tâm lí được xảy ra xoay quanh cái tôi. Do thiếu cảm giác an toàn hoặc mong ước cảm giác an toàn hơn mà có trạng thái tâm lí đó. Ngoài ra, tâm lí tự ti hoặc tâm lí tự cao được sinh ra từ tâm lí tự ti (tâm lí học Phật giáo gọi trạng thái tâm lí này là Ti liệt mạn) cũng là một trạng thái của tâm con người. Bất luận nhìn từ phương diện nào, mọi biểu hiện của tâm tư tình cảm con người đều xoanh quanh cái tôi, xem cái tôi là trung tâm. Cũng giống những biểu hiện của Ngã như ngã tham, ngã sân, ngã si, ngã .