Đề thi chọn HSG Quốc gia môn Hóa học năm 2018 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng (Vòng 1)

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi HSG như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Đề thi chọn HSG Quốc gia môn Hóa học năm 2018 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng (Vòng 1) dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÓC TRĂNG ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ĐỀ CHÍNH THỨC THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA Năm 2018 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: HÓA HỌC (Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề) Ngày thi: 15/9/2017 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Đề thi này có 02 trang Bài 1: (5,0 điểm) 1. Mỗi phân tử XY3 có tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60 và số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 76. a) Hãy xác định X, Y và XY3. b) Viết cấu hình electron của X, Y. c) Hợp chất XY3 khi hoà tan vào một số dung môi hoặc khi bay hơi ở nhiệt độ không quá cao thì tồn tại ở dạng đime (X2Y6). Ở nhiệt độ cao (7000C) đime bị phân li thành monome (XY3). Hãy: - Viết công thức cấu tạo Lewis của phân tử đime và monome. - Cho biết kiểu lai hoá của nguyên tử X, kiểu liên kết trong mỗi phân tử đime và monome; mô tả cấu trúc hình học của các phân tử đó. 2. a) Áp dụng biểu thức gần đúng Slater En 13, 6 ( Z b) 2 (eV ) hãy tính năng lượng ( n* ) 2 của các electron phân lớp, lớp và toàn nguyên tử oxi. b) Ở nhiệt độ rất cao, nguyên tử oxi có thể bị ion hóa và tồn tại dưới dạng ion O7+. Dựa vào công thức tính năng lượng electron của Bohr: En 13, 6 Z2 (eV ) . Hãy tính bước n2 sóng của bức xạ phát ra khi electron trong ion O7+ dịch chuyển từ mức năng lượng có n = 3 xuống mức có n=1. Cho biết: vận tốc ánh sáng C = 3,00×108 ; Hằng số Planck: h = 6,62×10–34 . Bài 2: (5,0 điểm) 1. Lấy vào bình nón V1 = 10,0 ml dung dịch NaCl nồng độ C1 M và V = 0,50 ml dung dịch K2CrO4 nồng độ C = 0,050M. Kết tủa đỏ gạch bắt đầu xuất hiện khi thêm vào V2 = 7,8 ml dung dịch AgNO3 nồng độ C2 = 1,0×10-2M. a) Tính nồng độ C1 của các ion Cl- trong dung dịch NaCl ban đầu. b) Tính nồng độ Ag + và Cl - trong bình nón khi bắt đầu xuất hiện kết tủa đỏ gạch. Từ đó tính phần trăm ion Cl - còn lại trong dung dịch lúc này. Cho biết tích số tan: Ks(AgCl, r) = 2,0×10-10 và Ks (Ag2CrO4, r) = 1,6×10-12 2. Có hai dung dịch: dung dịch A chứa H2C2O4 .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.