Cùng tham khảo Đề thi chọn HSG Quốc gia môn Hóa học năm 2018 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng (Vòng 2) sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÓC TRĂNG ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ĐỀ CHÍNH THỨC THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA Năm 2018 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: HÓA HỌC (Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề) Ngày thi: 16/9/2017 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Đề thi này có 02 trang Bài 1: (5,0 điểm) 1. Từ toluen và các chất vô cơ thích hợp, điều kiện thích hợp, thiết lập các sơ đồ chuyển hóa sau: a) Axit o, m, p-aminobenzoic. b) Benzylamin. c) p-crezol. 2. Axit axetylsalixylic là tên một loại thuốc hạ sốt và có tên thương phẩm là aspirin, còn một loại tinh dầu tách ra từ một loại cây xanh tốt bốn mùa ở Châu Âu được gọi là metyl salixylat. Cả hai có thể được tổng hợp từ axit salixylic còn gọi là axit ortho-hidroxibenzoic. Hãy viết sơ đồ tổng hợp aspirin và metyl salixylat trên từ benzen. Bài 2: (5,0 điểm) 1. A là hidrocacbon không làm mất màu dung dịch brom. Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol A và hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,15 mol Ca(OH)2 thu được kết tủa và khối lượng bình tăng lên 11,32 gam. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được kết tủa lại tăng lên, tổng khối lượng kết tủa hai lần là 24,85 gam. A không tác dụng với dung dịch KMnO4 / H2SO4 nóng, còn khi monoclo hóa trong điều kiện chiếu sáng thì chỉ tạo một sản phẩm duy nhất. a) Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A. b) Người ta có thể điều chế A từ phản ứng giữa benzen và anken tương ứng trong axit sunfuric. Dùng cơ chế phản ứng để giải thích phản ứng này. c) Mononitro hóa A bằng cách cho phản ứng với axit nitric (có mặt axit sunfuric đặc) thì sản phẩm chính thu được là gì? Giải thích? 2. Xiclopentamin (công thức cấu tạo như hình bên) giống như amphetamin là chất kích thích thần kinh trung ương. Hãy tổng hợp chất xiclopentamin từ các hợp chất có 5C hoặc ít hơn. CH 2 CH NH CH 3 CH 3 Xiclopentamin Bài 3: (5,5 điểm) 1. Có 3 polime sau: a) Nilon-6,6 được hình thành từ axit ađipic và hexametylenđiamin. b) Nilon-6 được hình thành từ ε-caprolactam. c) Đacron được hình thành từ đimetyl terephtalat và etylen glicol. Hãy cho biết .