Mời các bạn tham khảo Đề thi chọn HSG Quốc gia môn Vật lí năm 2018 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng (Vòng 2) sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÓC TRĂNG THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA Năm 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: VẬT LÝ (Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề) Ngày thi: 16/9/2017 _ Đề thi này có 02 trang Bài 1: (4,5 điểm) Một khối cầu rỗng có bán kính R quay quanh một trục thẳng đứng đi qua tâm của nó với tốc độ góc ω, xét một vật nhỏ khối lượng m chuyển động bên trong khối cầu như hình 1. a) Xây dựng công thức xác định tỉ số giữa lực ma sát của vật m đối với khối cầu và áp lực của vật lên khối cầu để giữ m ở độ cao R/2 so với đáy khối cầu và không bị trượt về phía đáy. b) Tính bán kính của khối cầu. Biết hệ số ma sát giữa vật và khối cầu có giá trị lớn nhất là 3 , khối cầu quay với tốc độ góc 7 5 rad/s và lấy g = 10 m/s2. Bài 2: (5,5 điểm) P A Một xi-lanh kín đặt nằm ngang và được bao M bọc bởi các thành bên cách nhiệt MPON, riêng thành bên MN dẫn nhiệt tốt. Pít-tông AB được làm bằng vật liệu cách nhiệt và có thể di chuyển không ma sát trong V2 V1 xi-lanh như hình 2. Ban đầu phần bên trái và bên phải xi-lanh đều chứa hỗn hợp khí gồm 0,8 mol khí argon và 0,2 mol khí nitơ (các khí coi là khí lí tưởng). Người N B O ta tác động nhiệt lên thành MN để hỗn hợp khí nóng Hình 2 lên từ từ và pit-tông di chuyển rất chậm sang phải, bỏ qua tương tác hóa học của các chất khí với nhau. Biết hằng số khí R = 8,31 J/mol. a) Tính chỉ số đoạn nhiệt và nhiệt dung mol đẳng tích của hỗn hợp khí trên? b) Với xi-lanh như trên, nếu phần bên trái và bên phải xi-lanh đều chứa một lượng khí như nhau là 1 mol khí argon. Hãy xây dựng biểu thức xác định nhiệt dung phân tử C của khối khí bên trái theo V1, V2, CV và . Tính C nếu khối khí này chiếm 2/3 thể tích xi-lanh? Bài 3: (4,0 điểm) Thanh kim loại AB đồng chất, tiết diện đều, có chiều dài và mang điện tích q được đặt trong không khí. Xét điểm M nằm trên đường trung trực của AB và cách trung điểm của AB một đoạn R0. Gọi R là khoảng cách từ A đến M như hình 3. Thiết lập biểu thức cường độ điện trường do thanh AB gây ra