Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Chương 3: Các phương pháp nghiên cứu nấm

Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Các phương pháp nghiên cứu nấm, định danh phân loại nấm, xác định thành phần loài,. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. chi tiết nội dung tài liệu. | CHƯƠNG 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NẤM Mục đích - Định danh phân loại nấm - Xác định thành phần loài - Thu mẫu nấm làm tiêu bản - Tuyển chọn các loài có ý nghĩa - Bảo tồn nguồn gen - Khai thác nguồn tài nguyên nấm PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGOÀI TỰ NHIÊN Trang thiết bị - Hộp nhựa hoặc giỏ lớn, để mẫu khỏi bị dập. - Túi giấy hay túi nilon. - Bay đào đất, dao nhọn. - Kính lúp cầm tay, máy ảnh, sổ ghi chép, thước, - Tài liệu tham khảo PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGOÀI TỰ NHIÊN Ghi chép ngoại nghiệp Tập hợp các thông tin chi tiết cho mỗi địa điểm thu hái: - vị trí: điểm, độ dốc, hướng phơi, - Sinh cảnh sống xung quanh: loài cây chủ, tuổi, thực bì, loại đất - Điều tra phổng vấn: lịch sử sử dụng đất, cách quản lý rừng, những tên gọi địa phương của nấm, khả năng dùng làm nấm ăn, làm thuốc, tác hại của nấm, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGOÀI TỰ NHIÊN Thu hái quả thể nấm Mỗi mẫu thu thập phải được đánh số, gói lại và để riêng để tránh sự lẫn lộn của các mô và bào tử nấm. Nên hái nguyên vẹn quả thể nấm, gồm cả phần gốc và phần thân. Nếu có thể được mỗi loài nên hái mẫu đại diện cho tất cả các giai đoạn phát triển (nghĩa là từ mẫu non đến mẫu già). PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGOÀI TỰ NHIÊN Mô tả quả thể nấm Mũ nấm - ghi lại màu (non đến già; ướt đến khô), kích cỡ, hình dạng, cấu trúc bề mặt và độ nhày nhớt, mép, vảy nấm. Cuống nấm - ghi lại màu, kích cỡ, hình dạng, cấu trúc bề mặt, kiểu bao ở gốc, vảy nấm, vòng nấm. Thịt nấm - ghi lại màu thịt trong mũ và cuống, cấu trúc, sự đổi màu khi cắt hoặc bẻ, dịch rỉ - màu và sự thay đổi. Phiến nấm - ghi lại màu, nhiều hay thưa, độ dày, sự phân nhánh, độ sâu, mép phiến, cách kết hợp với thân. Lỗ hoặc răng nấm - ghi lại màu, kích cỡ, hình dạng, độ sâu. Bào tử nấm - ghi lại màu của vết in bào tử. NGHIÊN CỨU TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Trang thiết bị - Tủ lạnh - Nồi hấp khử trùng - Dụng cụ thủy tinh - Bốc cấy vô trùng - Kính lúp - Kính hiển vi (có chụp ảnh hoặc quay phim) - Tiêu bản (nếu có) - Hóa chất NGHIÊN CỨU TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Quan sát định loại nấm Những ghi chép lúc quả thể nấm còn tươi ngoài thực địa cần được bổ sung bằng việc xem xét cẩn thận thêm trong phòng thí nghiệm. Dùng kính hiển vi phân tích (có độ phóng đại thấp) để xem xét chi tiết nguyên cả quả thể nấm. Làm các vết in bào tử bằng cách đặt những mũ nấm của những quả thể nấm đã thành thục lên tờ giấy trắng hoặc đen, bao phủ lại để tránh bị khô và duy trì độ ẩm, và để cho các bào tử nấm rơi trên giấy. NGHIÊN CỨU TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Quan sát định loại nấm Vỏ sợi nấm hoặc vỏ cuống bào tử - ghi lại màu, độ dày, cấu trúc bề mặt. - Mô hình thành bào tử nấm - ghi lại màu, kiểu của những ô sinh bào tử Bào tử nấm- kích cỡ và hình dạng (chiều dài x chiều rộng), màu sắc, độ dày của vách, lỗ nảy mầm, phản ứng với iốt Melzer. Phiến hoặc lỗ nấm - liệt bào (các thể dạng nang) và đảm bào ở mép phiến (tế bào lông dậu) và ở trên bề mặt phiến (tế bào dẹt bên). Kích cỡ, hình dạng, móc, phản ứng với chất iốt Melzer Mô mũ hoặc thân nấm - cấu trúc tế bào, kích cỡ và hình dạng của tế bào, móc. NGHIÊN CỨU TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Bảo quản quả thể nấm để làm tập mẫu - Phương pháp sấy khô - Phương pháp bảo quản mẫu tươi Phân lập, cấy chuyền tạo giống nấm Nghiên cứu công nghệ nuôi trồng các loài nấm có ý nghĩa

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.