Cấu trúc ngữ pháp của câu khẩu hiệu tiếng Việt nhìn từ góc độ lí thuyết phân tích diễn ngôn phê phán

Bài viết này trình bày phần phân tích cấu trúc ngữ pháp của khẩu hiệu tiếng Việt trên các chủ đề An toàn giao thông; Hạnh phúc gia đình và Quyền trẻ em. nội dung chi tiết của bài viết. | Số 6 (224)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 29 CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CỦA CÂU KHẨU HIỆU TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ G C ĐỘ LÍ THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN SYNTACTIC STRUCTURES OF VIETNAMESE SOCIO-POLITICAL SLOGANS FROM THE PERSPECTIVES OF CRITICAL DISCOURSE ANALYSIS THEORY ĐỖ THỊ XUÂN DUNG (ThS; Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế) Abstract: Basing on the framework of Critical Discourse Analysis (CDA) suggested by Fairclough (1989), the syntactic structures of Vietnamese socio-political slogans are analysed following the principles of Halliday’s Systemic Functional Grammar (SFG) to unveil the ideologies, thoughts and other social practices reflected in the linguistic uses within Vietnamese social-political slogans. Key words: Critical Discourse Analysis (CDA); Systemic Functional Grammar (SFG); socio-political slogans; syntactic structures. 1. Phân tích diễn ngôn phê phán (Critical Discourse Analysis- CDA) là thuật ngữ chỉ một phương pháp phân tích diễn ngôn xuất phát từ lí thuyết ngôn ngữ học phê phán (Critical Linguistics-CA) với nhiệm vụ phân tích các mối quan hệ giữa suy nghĩ, thái độ, hệ tư tưởng và cách thể hiện chúng qua ngôn ngữ, đựợc các nhà ngôn ngữ học tiêu biểu như Kress & Hodge (1979), Fowler và cộng sự (1979), van Dijk (1985), Fairclough (1989) và Wodak (1989) khởi xướng và phát triển. Với quan điểm xem diễn ngôn là một thực tiễn xã hội và đồng thời còn là sự phản ánh thực tiễn đó, CDA đã dựa trên nền tảng của ngữ pháp chức năng hệ thống (Systemic Functional Grammar- SFG) của Halliday (1984) để phân tích ngôn ngữ và làm rõ các cấu trúc ngôn ngữ thể hiện quyền lực trong các văn bản, trên cơ sở 3 siêu chức năng của ngôn ngữ, đó là chức năng ý niệm (kinh nghiệm của người nói về thế giới), chức năng liên nhân (quan hệ xã hội của người nói và người nghe) và chức năng tạo văn bản (cấu trúc diễn ngôn). Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng mô hình phân tích diễn ngôn phê phán được Fairclough đề xuất với 3 thao tác miêu tả, hiểu và giải thích, trong đó, thao tác miêu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
15    15    4    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.