Xác định và phân loại hành động ngôn ngữ chửi mắng trong tiếng Việt

Nội dung bài báo đi vào nghiên cứu sâu hơn về hành động ngôn ngữ chửi mắng trên các phương diện cơ bản như: các kiểu chửi mắng; lời dẫn của hành động ngôn ngữ chửi mắng; lời dẫn của hành động ngôn ngữ chửi mắng trong tác phẩm văn học và văn hóa mắng chửi của người Việt | 10 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 7 (225)-2014 NGÔN NGỮ HỌC VÀ VIỆT NGỮ HỌC XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN LOẠI HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ CHỬI MẮNG TRONG TIẾNG VIỆT IDENTIFYING AND CLASSIFYING LINGUISIC ACTIONS SCOLDING IN VIETNAMESE MAI THỊ HẢO YẾN (TS; Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa) Abstract: Scolding is one of saying actions of humans. Like other linguistic actions: saying, telling, promising, complimenting, greeting, swearing, asking, scolding- scolding when action function also endures the domination from general factors of a linguistic action. However, the problem identifying and classifying this linguistic action is not really cared in research properly. Although there is likely a lot of research on scolding from different scales, the most is still from the view of culture. This paper will contribute to make clearer about these problems from the points of pragmatics, more specifically from the action theorylinguistic action. Key words: scolding; linguistic action. 1. Với quan điểm “nói cũng là làm” (How to do things with words”), Austin (1962) đã phát hiện ra bản chất hành vi của sự nói năng và xây dựng lí thuyết hành vi ngôn ngữ. Hành vi ngôn ngữ (hành động ngôn ngữ, hành động nói) là một trong những hành động của con người. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu [2], một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) SP1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người đọc) SP2 trong ngữ cảnh C nhất định. Chửi mắng là một trong những hành động nói năng của con người. Dù mang tính kiêng kị (thường thì bất đắc dĩ người ta chửi mới chửi, bởi người Việt luôn quan niệm “một điều nhịn chín điều lành” [7]), nhưng hành động ngôn ngữ này không phải là không thường xuyên xuất hiện trong việc sử dụng ngôn ngữ. Cũng như các hành động ngôn ngữ khác như nói, bảo, kể, hứa, khen, chào, thề, hỏi chửi-chửi mắng khi hành chức cũng chịu sự chi phối các yếu tố nói chung của một hành động ngôn ngữ: Người nói (người chửi; SP1) chửi bằng một phát ngôn (hoặc nhiều phát ngôn) đến một người nghe - .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
22    213    1    26-04-2024
101    491    2    26-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.