Bài viết này nghiên cứu tên gọi nghề cá từ góc độ ngôn ngữ, bài viết tập trung khảo sát các cách thức định danh gọi tên công cụ, phương tiện đánh bắt cá và tên gọi “cá” trong tâm thức ngư dân, trong thơ ca dân gian để phác thảo ra nét tư duy văn hóa của một cộng đồng cư dân sống bằng nghề biển ở Thanh Hóa. | 14 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 7 (225)-2014 NGÔN NGỮ HỌC VÀ VIỆT NGỮ HỌC DẤU ẤN TƯ DUY -VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN BIỂN THANH HÓA QUA TÊN GỌI NGHỀ CÁ CULTURAL-THINGKING IMPRINTS OF THANH HOA FISHERMEN THROUGH THE NAMING OF THEIR FISHING NGUYỄN VĂN DŨNG (ThS; Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa) Abstract: Language functions as the communicative tool , the reflection of the thinking as well as the preservation of culture-related items. From the perspective of language study on the naming of the fishing, the author points out the ways of naming the tools, the means and “the fishes” in both the mind of fishermen and the folk poetry to outline the cultural thinking of a fishing community in Thanh Hoa province. Key words: Cultural-thingking; fishermen; Thanh Hoa; fishing. 1. Đặt vấn đề Đặt Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Phạm Đức Dương đã có nhận xét rằng: “Văn hóa Việt Nam là một phức thể bao gồm ba yếu tố: văn hóa đồng bằng, văn hóa núi và văn hóa biển” [3;478]. Thanh Hóa cũng là vùng đất hội tụ đầy đủ ba yếu tố văn hóa trên. Trong tâm thức về biển, so với lịch sử người nguyên thủy định cư khoảng 40 vạn năm ở Thanh Hóa (qua di chỉ văn hóa Núi Đọ , Thiệu Hóa) thì người Việt cổ lại tiến ra biển muộn và chậm hơn rất nhiều. Công cuộc xâm nhập biển của người Việt ở Thanh Hóa cách nay khoảng 5000 6000 năm qua di chỉ khảo cổ học văn hóa Hoa Lộc (Hậu Lộc) - một huyện ven biển của Thanh Hóa. Tuy nhiên, so với vùng biển Bắc Bộ thì biển ở Thanh Hóa lại được khai thác sớm và có nhiều đặc điểm, dấu ấn của cư dân biển, với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Để góp phần phác thảo những nét tư duy văn hóa về nghề biển truyền thống xứ Thanh, từ góc độ ngôn ngữ khi nghiên cứu tên gọi nghề cá, bài viết này nghiên cứu tên gọi nghề cá từ góc độ ngôn ngữ, chúng tôi tập trung khảo sát các cách thức định danh gọi tên công cụ, phương tiện đánh bắt cá và tên gọi “cá” trong tâm thức ngư dân, trong thơ ca dân gian để phác thảo ra nét tư duy văn hóa của một cộng đồng cư dân sống bằng nghề biển