Chiến lược giao tiếp xưng hô của thành viên ban giám khảo trong chương trình truyền hình thực tế bằng tiếng Việt và tiếng Anh

Bài viết nghiên cứu phát biểu của các thành viên ban giám khảo bằng tiếng Anh và tiếng Việt trong các chương trình truyền hình thực tế, phản ánh chiến lược năng động giữa các cá nhân. Qua các ứng xử khác nhau với các thí sinh thể hiện văn hóa ứng xử, tính cách của mối một nền văn hóa. | Số 7 (225)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 53 CHIẾN LƯỢC GIAO TIẾP XƯNG HÔ CỦA THÀNH VIÊN BAN GIÁM KHẢO TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ BẰNG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH STRATEGIES OF ADDRESSING BY MEMBERS OF JUDGE PANEL ON REALITY TELEVISION IN VIETNAMESE AND ENGLISH TRẦN THỊ THANH HƯƠNG (ThS; Đại học Thăng Long) Abstract: Addressing by members of judging panels in English and Vietnamese reality television programs reflects dynamic interpersonal strategies. This study focuses on investigating address forms, imprecise correspondence in addressing, changes in addressing and absence of address forms by Vietnamese and American members of judging panels. Vietnamese and American speakers’ ways of addressing in the same communication contexts show similar and different interactional strategies that are marked with sociocultural characteristics and signal some cross-cultural influences. Key words: address forms; reality television; interpersonal strategies. 1. Đặt vấn đề . Xưng hô là cơ chế ngôn ngữ học quan trọng chỉ báo mối quan hệ xã hội giữa người nói và người nghe. Mặc dù chúng không tham gia trực tiếp vào nội dung của diễn ngôn, nhưng chúng giúp góp phần xác định nhận dạng của người nói, thể hiện tính lịch sự, giữ thể diện trong giao tiếp, từ đó bộc lộ đặc điểm văn hóa xã hội. Chính vì vậy các nhà ngôn ngữ học đã quan tâm nghiên cứu chúng theo nhiều bình diện, nhất là trong mối quan hệ với văn hóa. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về xưng hô tiếng Việt và đã có một số công trình nghiên cứu đối chiếu xưng hô của tiếng Việt với các ngôn ngữ khác trong đó có tiếng Anh. Tuy nhiên, nghiên cứu về xưng hô ở lĩnh vực ngôn ngữ lời nói trên truyền hình thì còn rất hạn chế. Khi phân tích về cách thức xưng hô của người nói trên truyền hình, Nguyễn Thế Kỷ (2011, tr. 115-129) phân biệt bốn cách xưng hô chính: trịnh trọng, thân mật, lễ phép và kém lịch sự/thô lỗ, trong đó sắc thái kém lịch sự/thô lỗ không được phép xuất hiện. Theo tác giả, các từ xưng hô, các kiểu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.