Vi khuẩn SH1 phân lập từ tuyến trùng diệt sâu (EPN) Heterorhabditis indica CP16 giải phóng từ xác sâu (Spodoptera litura) được định danh là Serratia marcescens bằng Kit API 20E và giải trình tự 16S rDNA. SH1 có khả năng diệt sâu khoang Spodoptera litura, khi tiêm 23 cfu/sâu làm sâu chết hơn 65 % sau 10 giờ; khi cho ăn theo phương pháp nhỏ giọt trên bề mặt lá ở mật độ 170 cfu/cm2 gây chết hơn 50 % sâu sau 72 giờ. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ T3- 2015 Khả năng diệt sâu khoang Spodoptera litura của vi khuẩn Serratia marcescens phân lập từ tuyến trùng EPN và hợp chất thứ cấp prodigiosin của vi khuẩn này Nguyễn Hoài Hương Nguyễn Hoàng Anh Kha Trường Đại học Công nghệ ( Bài nhận ngày 12 tháng 12 năm 2014, nhận đăng ngày 22 tháng 09 năm 2015) TÓM TẮT Vi khuẩn SH1 phân lập từ tuyến trùng diệt sâu (EPN) Heterorhabditis indica CP16 giải phóng từ xác sâu (Spodoptera litura) được định danh là Serratia marcescens bằng Kit API 20E và giải trình tự 16S rDNA. SH1 có khả năng diệt sâu khoang Spodoptera litura, khi tiêm 23 cfu/sâu làm sâu chết hơn 65 % sau 10 giờ; khi cho ăn theo phương pháp nhỏ giọt trên bề mặt lá ở mật độ 170 cfu/cm2 gây chết hơn 50 % sâu sau 72 giờ. Sắc tố màu đỏ của vi khuẩn được khẳng định là hợp chất thứ cấp prodigiosin qua màu sắc, phổ hấp thụ UV/VIS và ESI-MS. Khi tiêm sắc tố này vào xoang máu 422 ng/sâu gây chết hơn 65 % sâu sau 10 giờ, khi cho ăn ở nồng độ 27,66 ng/cm2 gây chết 90 % sâu sau 120 giờ. Từ khóa: Độc lực trên sâu, phương pháp nhỏ giọt trên bề mặt lá, prodigiosin, Serratia marcescens, tiêm xoang máu, tuyến trùng EPN. MỞ ĐẦU Tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng (entomopathogenic nematode – EPN) gần đây lôi cuốn nhiều quan tâm của các nhà bảo vệ thực vật do khả năng diệt sâu hoạt lực cao trong thời gian ngắn từ 24 – 48 giờ [1]. Hai chi được ứng dụng rộng rãi để sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật là Steinernema spp. và Heterorhabditis spp. Khả năng gây bệnh côn trùng được khám phá là do sự tồn tại của vi khuẩn cộng sinh [2]. Mỗi loài tuyến trùng có vi khuẩn cộng sinh tương ứng: Xenorhabdus spp. cộng sinh với Steinernema spp. và Photorhabdus luminescens cộng sinh với Heterorhabditis spp. [3]. Gần đây người ta còn phát hiện sự hiện diện của Serratia marcescens trong tuyến trùng EPN [4, 5]. Một số nghiên cứu chứng minh rằng S. marcescens và S. nematodiphila đóng vai trò vi khuẩn cộng sinh của tuyến trùng EPN [6, 7]. Theo Grimont