Xây dựng quy trình phát hiện gen CpTI (Cowpea Trypsin Inhibitor gene) trong gạo biến đổi gen có nguồn gốc từ Trung Quốc bằng phương pháp Real-time PCR

Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng quy trình Real-time PCR nhằm phát hiện gạo chuyển gen CpTI. Quy trình Real-time PCR với cặp mồi CpTI-F và CpTI-R, nồng độ mồi 300 nM, nồng độ SYBR Green I là 0,5X, nhiệt độ bắt cặp là 62 oC cho thấy có thể phát hiện chuyên biệt gen CpTI. Hiệu quả khuếch đại của quy trình đạt 94,6 %, giới hạn phát hiện là 50 bản sao. Bên cạnh đó sản phẩm khuếch đại của gen CpTI cũng được dòng hóa trong plasmid pBluescript để làm chứng dương cho quy trình. | Science & Technology Development, Vol 18, 2015 Xây dựng quy trình phát hiện gen CpTI (Cowpea Trypsin Inhibitor gene) trong gạo biến đổi gen có nguồn gốc từ Trung Quốc bằng phương pháp Real-time PCR Nguyễn Thị Mỹ Linh Chu Nguyên Thanh Bùi Văn Lệ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM ( Bài nhận ngày 12 tháng 12 năm 2014, nhận đăng ngày 12 tháng 08 năm 2015) TÓM TẮT Việc dán nhãn và xác định nguồn gốc cây trồng biến đổi gen là cần thiết cho việc thương mại và kiểm soát cây trồng trên thế giới và ở Việt Nam. Gen CpTI mã hóa cho nhân tố ức chế trypsin, nguyên nhân dẫn đến tính kháng nhiều loại côn trùng. Do đó CpTI được sử dụng trong nhiều cây trồng chuyển gen đặc biệt là các loại lúa gạo chuyển gen có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng quy trình Real-time PCR nhằm phát hiện gạo chuyển gen CpTI. Quy trình Real-time PCR với cặp mồi CpTI-F và CpTI-R, nồng độ mồi 300 nM, nồng độ SYBR Green I là 0,5X, nhiệt độ bắt cặp là 62 oC cho thấy có thể phát hiện chuyên biệt gen CpTI. Hiệu quả khuếch đại của quy trình đạt 94,6 %, giới hạn phát hiện là 50 bản sao. Bên cạnh đó sản phẩm khuếch đại của gen CpTI cũng được dòng hóa trong plasmid pBluescript để làm chứng dương cho quy trình. Từ khoá: CpTI (Cowpea Trypsin Inhibitor), Real-time PCR, GMO, chuyển gen, kháng côn trùng MỞ ĐẦU Sinh vật biến đổi gen (viết tắt là GMO – Genetically modified organism) là sinh vật có vật liệu di truyền đã được biến đổi, thay thế, thêm vào một hay nhiều gen mà tự nhiên nó không có sẵn, nhằm phục vụ cho ý muốn của con người nhờ công nghệ gen (European Commission, 2001). Việc sử dụng giống cây trồng biến đổi gen trên thế giới hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi; một bên ủng hộ cây trồng chuyển gen vì nó mang lại hiệu quả kinh tế, tạo nên những tính trạng mới mà lai tạo truyền thống không đáp ứng được; một bên phản đối vì lo ngại những rủi ro mà nó có thể gây ra đối với Trang 74 sức khoẻ con người, động vật và đa dạng sinh học. Dù ngày càng có nhiều loại .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.