Bài viết trình bày đặc điểm chuyển loại của từ trong tiếng Việt và tiếng Anh theo các kiểu chuyển loại khác nhau (chuyển loại giữa danh từ và động từ, giữa danh từ và tính từ, giữa động từ và tính từ; giữa danh từ và hư từ, giữa động từ và hư từ), và theo hai phương thức chuyển loại là chuyển loại hoàn toàn và tương đối. Đồng thời bài viết cũng trình bày một số cách thức giảng dạy từ chuyển loại dựa trên cơ sở đối chiếu sự tương đồng và dị biệt của hiện tượng chuyển loại giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, Hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt và tiếng Anh - ứng dụng vào dạy tiếng Võ Thị Ngọc Ân Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Bài viết trình bày đặc điểm chuyển loại của từ trong tiếng Việt và tiếng Anh theo các kiểu chuyển loại khác nhau (chuyển loại giữa danh từ và động từ, giữa danh từ và tính từ, giữa động từ và tính từ; giữa danh từ và hư từ, giữa động từ và hư từ), và theo hai phương thức chuyển loại là chuyển loại hoàn toàn và tương đối. Đồng thời bài viết cũng trình bày một số cách thức giảng dạy từ chuyển loại dựa trên cơ sở đối chiếu sự tương đồng và dị biệt của hiện tượng chuyển loại giữa hai ngôn ngữ Anh Việt. Từ khóa: “từ chuyển loại”, “hiện tượng chuyển loại”, “cấu tạo từ”, “dạy tiếng” 1. Đặt vấn đề Hiện tượng chuyển loại tuyệt đối/hoàn toàn (conversion/zero derivation)1 được xem là một trong những hiện tượng có tính phổ quát của các ngôn ngữ. Có thể nói quan niệm này bắt nguồn từ học thuyết của Saussure về bản chất hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ. Nghĩa là, theo Saussure, quan hệ giữa cái biểu hiện (signifier) - vỏ ngữ âm của từ - hữu hạn và cái được biểu hiện (signified) hiện thực khách quan cần phản ánh - vô hạn. Chuyển loại là “một phương thức cấu tạo từ trong đó một từ mới thuộc từ loại này được tạo ra từ một từ thuộc từ loại khác mà vẫn giữ nguyên vỏ âm thanh, đồng thời tạo ra ý nghĩa mới có quan hệ nhất định với ý nghĩa của từ xuất phát, và nhận những đặc trưng ngữ pháp mới (thể hiện khả năng kết hợp và chức năng làm thành phần câu) khác với đặc trưng ngữ pháp của từ xuất phát”2. Chuyển loại thể hiện một đặc tính quan trọng của ngôn ngữ: tính tiết kiệm. 1 Ở bài viết này, “chuyển loại tuyệt đối/hoàn toàn” được gọi vắn tắt là “chuyển loại”. 2 Hà Quang Năng (1981), “Một số suy nghĩ về hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt”, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ – tập 2, Nxb Khoa học Xã hội. Trang 16 Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập