Lên cầm quyền giữa lúc cuộc khủng hoảng tại Lào, Berlin và Cuba đang lên đến đỉnh điểm, Kennedy tin rằng Nam Việt Nam là vị trí chiến lược quan trọng và ông muốn dẫn dắt đồng minh của mình để chiến thắng Cộng sản ở đó. Ông bắt đầu đưa ra những quyết định mạnh mẽ hơn để can thiệp vào Việt Nam: tăng cường viện trợ kinh tế, mở rộng quân đội, tăng số lượng cố vấn quân sự Mỹ, các phi công Mỹ ở miền Nam Việt Nam và phê chuẩn việc tiến hành chiến dịch phun hóa chất tại Nam Việt Nam. Tuy nhiên, Kennedy từ chối các đề xuất gửi quân chiến đấu Mỹ đến Việt Nam theo đề nghị của tướng Maxwell Taylor và cố vấn Walt Rostow nhưng cũng không loại bỏ khả năng sẽ gửi quân đội Mỹ đến Nam Việt Nam nếu cần. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X5-2015 Những quyết định của chính quyền về Việt Nam năm 1961 Phan Văn Cả Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Lên cầm quyền giữa lúc cuộc khủng hoảng tại Lào, Berlin và Cuba đang lên đến đỉnh điểm, Kennedy tin rằng Nam Việt Nam là vị trí chiến lược quan trọng và ông muốn dẫn dắt đồng minh của mình để chiến thắng Cộng sản ở đó. Ông bắt đầu đưa ra những quyết định mạnh mẽ hơn để can thiệp vào Việt Nam: tăng cường viện trợ kinh tế, mở rộng quân đội, tăng số lượng cố vấn quân sự Mỹ, các phi công Mỹ ở miền Nam Việt Nam và phê chuẩn việc tiến hành chiến dịch phun hóa chất tại Nam Việt Nam. Tuy nhiên, Kennedy từ chối các đề xuất gửi quân chiến đấu Mỹ đến Việt Nam theo đề nghị của tướng Maxwell Taylor và cố vấn Walt Rostow nhưng cũng không loại bỏ khả năng sẽ gửi quân đội Mỹ đến Nam Việt Nam nếu cần. Từ khóa: Chính quyền . Kennedy, Việt Nam Mở đầu Theo dòng chảy của chiến tranh lạnh, Mỹ đã từng bước can thiệp sâu vào Việt Nam, từ viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến thuộc địa tại Đông Dương đến quyết định thành lập một quốc gia mới ở Nam Việt Nam sau Hiệp định Geneva. Việt Nam Cộng hòa thực chất là sản phẩm do Mỹ tạo ra vì: không có sự ủng hộ của Mỹ, Diệm gần như chắc chắn không thể củng cố vị trí của mình trong giai đoạn 1955-1956; không có viễn cảnh Mỹ sẽ can thiệp, Nam Việt Nam sẽ không khước từ Hiệp định Geneva, từ chối thảo luận về tổng tuyển cử năm 1956 mà không bị lực lượng Việt Minh đánh bại tức khắc; không có viện trợ Mỹ trong những năm sau đó, chắc chắn chế độ Diệm sẽ không thể tồn tại. Tuy nhiên, tình hình tại Nam Việt Nam từ cuối 1960 đầu 1961 xấu đi một cách nghiêm trọng. Trong khi chiến lược “trả đũa ồ ạt” của chính quyền Eisenhower tỏ ra bất lực, không ngăn chặn được sự phát triển mạnh mẽ của các làn sóng giải phóng dân tộc và cách mạng trên thế giới, Kennedy tin rằng Mỹ cần nhiều hơn, chứ không phải ít đi các phương án để đối phó một cách linh hoạt với cách thức đa