Nội dung bài viết trình bày lịch sử hình thành và phát triển của những ngôi đền Hindu giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc nhìn văn hóa. Hiện nay, có ba ngôi đền thờ Hindu giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang còn hoạt động. Những ngôi đền này có niên đại hơn 100 năm, do cộng đồng người Ấn nhập cư vào Sài Gòn xây dựng. Sau khi hòa bình thiết lập lại tại miền Nam Việt Nam, trong mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ, ngôi đền được mở cửa hoạt động trở lại. Ngôi đền trở thành cơ sở tín ngưỡng của rất nhiều người Việt, người Hoa, người Chăm, người Khmer và những thương nhân Ấn Độ khi đến Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay tài liệu nghiên cứu về ngôi đền còn rất khiêm tốn. Bài viết này bước đầu phác họa lại quá trình hình thành và tồn tại hơn 100 năm của những ngôi đền. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X5-2015 Đền Hindu giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ thời gian văn hóa Lại Thị Thu Trang Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Nội dung bài viết trình bày lịch sử hình thành và phát triển của những ngôi đền Hindu giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc nhìn văn hóa. Hiện nay, có ba ngôi đền thờ Hindu giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang còn hoạt động. Những ngôi đền này có niên đại hơn 100 năm, do cộng đồng người Ấn nhập cư vào Sài Gòn xây dựng. Sau khi hòa bình thiết lập lại tại miền Nam Việt Nam, trong mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ, ngôi đền được mở cửa hoạt động trở lại. Ngôi đền trở thành cơ sở tín ngưỡng của rất nhiều người Việt, người Hoa, người Chăm, người Khmer và những thương nhân Ấn Độ khi đến Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay tài liệu nghiên cứu về ngôi đền còn rất khiêm tốn. Bài viết này bước đầu phác họa lại quá trình hình thành và tồn tại hơn 100 năm của những ngôi đền. Từ khóa: đền Hindu giáo, người Ấn, Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh 1. Khái quát cộng đồng người Ấn ở Thành phố Hồ Chí Minh Quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ có khoảng 2000 năm và những người Ấn Độ đến sinh sống tại TP. HCM cũng khoảng 200 năm nhưng tư liệu ghi chép về quá trình định cư của họ còn khá khiêm tốn. Theo những tư liệu ghi chép của Nguyễn Phan Quang, những người Ấn Độ đến Sài Gòn từ hơn nửa thế kỷ trước (từ những năm 70) và những người đầu tiên phần nhiều là nhân viên của các thương cục Pháp ở Ấn Độ từ các thành phố Mahé, Pondichéry, Karical. Họ sống ở các khu chợ cũ, gần các bến cảnh. Họ là những thương nhân năng động họ hoạt động trong các lĩnh vực thương mại và tập trung đông nhất là ở khu chợ gần trung tâm. Cộng đồng người Ấn ở TP. HCM được dân địa phương gọi là “Chà” hoặc “Chà Và” từ “Chà Và” lần đầu tiên xuất hiện trong ghi chép của Trương Vĩnh Ký về đất Gia Định từ đầu thế kỷ XIX “tàu xanh, tàu đỏ mang hàng hóa chất ngất trời, tàu bè các nước Tây, Tàu, Nhật Bản, .