Thứ chữ viết này, trong một chừng mức nào đó, dùng để ghi những “âm đọan tối thiểu” của tiếng Âu Châu là khả chấp, song nó lại gần như không có một tương thích khả túc nào với cái “âm đoạn tối thiểu” ấy trong tiếng Việt. Chính vì vậy, mà ngay từ những buổi đầu hình thành, thì cũng từ đó, bắt đầu phải thực hiện công việc điều chỉnh / cải tiến nhằm làm cho nó tương hợp hơn với tiếng Việt. Alexandre de Rhodès đã cố gắng làm cái công việc “điều chỉnh, hệ thống hóa” này, ngay từ thời gian đầu xây dựng, đối với chữ Quốc ngữ. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, Chữ ABC với tiếng Việt Nguyễn Công Đức Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM Nguyễn Ngọc Oanh Trường THPT Tăng Bạt Hổ, Hoài Nhơn – Bình Định TÓM TẮT: Chữ Quốc ngữ - chữ viết La Tinh, vốn được một số vị cố đạo Thiên Chúa giáo nguời Âu Châu (Pháp, Bồ Đào Nha, ) xây dựng từ thế kỷ XVII khi làm công việc truyền đạo ở Việt Nam - Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong. Việc dùng chữ La Tinh để ghi tiếng Việt như một lẽ tất nhiên đối với các vị cố đạo này, bởi chữ viết của họ là chính thứ chữ này. Thứ chữ viết này, trong một chừng mức nào đó, dùng để ghi những “âm đọan tối thiểu” của tiếng Âu Châu là khả chấp, song nó lại gần như không có một tương thích khả túc nào với cái “âm đoạn tối thiểu” ấy trong tiếng Việt. Chính vì vậy, mà ngay từ những buổi đầu hình thành, thì cũng từ đó, bắt đầu phải thực hiện công việc điều chỉnh / cải tiến nhằm làm cho nó tương hợp hơn với tiếng Việt. Alexandre de Rhodès đã cố gắng làm cái công việc “điều chỉnh, hệ thống hóa” này, ngay từ thời gian đầu xây dựng, đối với chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên, chúng ta đều biết, do cơ sở xây dựng chữ Quốc ngữ như vậy, mà hình như chưa có một thành công đáng kể nào đối với công việc “cải tiến / hợp lý hóa” chữ Quốc ngữ, ngọai trừ một vài sai lệch hiển nhiên không có tính qui tắc của thứ chữ viết này. Từ khoá: Quốc ngữ, cải tiến, hợp lý hóa 1. Tiếng Việt trung đại, về mặt loại hình học, đã chuyển biến và trở thành một ngôn ngữ đơn tiết khá triệt để. Đây chính là hiện trạng thực tế tiếng Việt của thời đoạn mà một số giáo sĩ Thiên Chúa giáo Âu Châu bằng vào đó để ghi âm theo chữ viết La Tinh của họ. Phải nhận rằng, do đặc trưng loại hình học của tiếng Việt thời kì này như vậy, việc các cố đạo người Âu Châu liên quan, trên cơ sở cảm thức bản ngữ của mình, có nhận thức được môt cách tự giác / bất tự giác hay không cũng là một điều thuận lợi trong việc ghi âm tiếng Việt. Hơn thế, đây là một thuận lợi mang tính tất yếu của việc dùng thứ chữ viết