Những CQN đầu tiên ấy sau này được Đỗ Quang Chính lưu lại khá rõ nét trong Lịch sử chữ Quốc ngữ giai đoạn 1620-1659 xuất bản năm 1972 tại Sài Gòn. Cùng với những ghi chép, đánh giá của Đỗ Quang Chính, ở bài viết này, chúng tôi xin đưa ra những thống kê, nhận xét cụ thể hơn trên các phương diện: viết hoa, cách ngữ, và sự biến đổi của các thành phần cấu tạo âm tiết tiếng Việt của CQN trong các bản viết tay được trích dẫn. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X5-2015 Một vài nhận xét về chữ Quốc ngữ trong các tài liệu viết tay của người nước ngoài giai đoạn 1620-1650 do Đỗ Quang Chính trích dẫn Dương Thị My Sa University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM TÓM TẮT: Giai đoạn 1620-1650 có thể xem là giai đoạn phôi thai của quá trình hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ (CQN). Trong giai đoạn này, CQN được thể hiện chủ yếu qua các bản viết tay của các linh mục phương Tây sang nước ta truyền đạo. Những CQN đầu tiên ấy sau này được Đỗ Quang Chính lưu lại khá rõ nét trong Lịch sử chữ Quốc ngữ giai đoạn 1620-1659 xuất bản năm 1972 tại Sài Gòn. Cùng với những ghi chép, đánh giá của Đỗ Quang Chính, ở bài viết này, chúng tôi xin đưa ra những thống kê, nhận xét cụ thể hơn trên các phương diện: viết hoa, cách ngữ, và sự biến đổi của các thành phần cấu tạo âm tiết tiếng Việt của CQN trong các bản viết tay được trích dẫn. Từ khóa: chữ Quốc ngữ, bản viết tay, sự biến đổi 1. Trong Việt Nam văn học sử yếu Dương Quảng Hàm có viết: “Việc sáng tác CQN chắc là một công cụ chung của nhiều người, trong đó có cả các giáo sĩ người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Pháp lan tây. Nhưng người có công nhất trong việc ấy là cố A-lịch-sơn Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes), vì chính ông là người đầu tiên đem in những sách bằng CQN, thứ nhất là một cuốn tự điển khiến cho người sau có tài liệu mà học và kê cứu” (dẫn theo 6). Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến những bản viết tay của các tác giả khác bên cạnh A. de Rhodes. Chính những bản viết tay (hầu hết là các bản tường trình nhằm báo cáo kết quả truyền đạo ở xứ ta cho Bề trên Cả ở La Mã) của các tác giả giai đoạn 1620-1650 là sự khởi đi đồng thời là tiền đề cho các bản in CQN đầu tiên (Dictionarivm Annamiticvm Lvsitanvm, et Latinvm ope (Từ điển Annam - Lusitan - Latinh; cũng gọi Từ điển Việt - Bồ Đào Nha - Latinh, Từ điển Việt-BồLa) và Phép giảng tám ngày (1651)) của A. de Rhodes sau này. Trong đó, không thể không .