Những rào cản đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

Bài viết tập trung phân tích vị trí và những rào cản trong quá trình tham gia vào chuỗi dệt may toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Qua đó, trong 5 mắt xích của chuỗi dệt may toàn cầu là thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu, cắt may, xuất khẩu và phân phối thì ngành dệt may Việt Nam chỉ tập trung tham gia ở khâu cắt may gia công xuất khẩu - khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q1 - 2016 Những rào cản đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu Nguyễn Văn Nên Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM - Email: nennv@ (Bài nhận ngày 14 tháng 09 năm 2015, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 26 tháng 10 năm 2015) TÓM TẮT Bài viết tập trung phân tích vị trí và những rào cản trong quá trình tham gia vào chuỗi dệt may toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Qua đó, trong 5 mắt xích của chuỗi dệt may toàn cầu là thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu, cắt may, xuất khẩu và phân phối thì ngành dệt may Việt Nam chỉ tập trung tham gia ở khâu cắt may gia công xuất khẩu - khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Theo 5 mắt xích đó, các rào cản cụ thể trong từng khâu sản xuất trong chuỗi giá trị cũng được phân tích thấu đáo nhằm làm cơ sơ cho việc đưa ra các kiến nghị để phát triển ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Trong đó, hai vấn đề then chốt nhất cần làm để tháo gỡ những rào cản phát triển đối với ngành dệt may hiện nay được đề xuất là đẩy mạnh phát triển sản xuất và xuất khẩu theo phương thức FOB, ODM và phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may. Từ khóa: dệt may Việt Nam, chuỗi giá trị, rào cản. 1. GIỚI THIỆU Nhiều năm qua, dệt may là một trong những ngành mang về ngoại tệ khá lớn cho Việt Nam và được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân 15%/năm và đến nay đã vươn lên trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu cả nước, với kim ngạch xuất khẩu đóng góp từ 10%-15% GDP hàng năm. Năm Trang 102 2014, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 24,7 tỷ USD, tăng trên 17% so với năm 2013 và đây là mức tăng lớn nhất trong 3 năm qua. Trong khối các nước xuất khẩu dệt may, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất trong năm 2014 [7]. Không chỉ tăng trưởng cao về tốc độ, xuất khẩu dệt may còn tăng trưởng mạnh tại các thị .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
125    154    1    27-04-2024
115    93    4    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.