Xói lở bờ biển gò Công Đông – Tiền Giang

Nội dung bài viết nói lên rừng ngập mặn và hệ thống đê biển đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người dân sống ở những vùng đất thấp đới bờ biển. Đới bờ biển Gò Công Đông nằm ở phía Đông tỉnh Tiền Giang đang phải đối mặt với quá trình xói lở và nước dâng do bão nghiêm trọng vào mùa gió Đông Bắc. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ K1- 2016 Xói lở bờ biển gò Công Đông – Tiền Giang Bùi Trọng Vinh Bộ môn Tài nguyên Trái Đất và Môi Trường, Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu Khí, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG -HCM (Bài nhận ngày 10 tháng 8 năm 2015; hoàn chỉnh sửa chữa ngày 15 tháng 10 năm 2015) TÓM TẮT Rừng ngập mặn và hệ thống đê biển đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người dân sống ở những vùng đất thấp đới bờ biển. Đới bờ biển Gò Công Đông nằm ở phía Đông tỉnh Tiền Giang đang phải đối mặt với quá trình xói lở và nước dâng do bão nghiêm trọng vào mùa gió Đông Bắc. Để tìm hiểu quá trình xói lở ở khu vực này, các ảnh vệ tinh được phân tích từ năm 1991 đến 2014. Các mẫu trầm tích, mẫu nước biển ven bờ được thu thập và phân tích nhằm tìm kiếm nguyên nhân gây xói lở khu vực này. Các kết quả phân tích ảnh vệ tinh cho thấy bờ biển Gò Công Đông (từ Vàm Láng đến Tân Thành) đã bị xói lở nghiêm trọng với tốc độ xói từ 10-15 m/năm. Các kết quả mô hình số cho thấy các nguyên nhân chính gây xói lở là do các điều kiện tự nhiên như sóng do gió, dòng chảy thuỷ triều vào mùa gió Đông Bắc. Chiều cao sóng vào thời kỳ này dao động khá lớn từ 0,7 đến 0,8 m; ngược lại, vào mùa gió Tây Nam, chiều cao sóng khá thấp chỉ khoảng 0,2 đến 0,3 m. Tốc độ biến đổi tại khu vực Vàm Láng – Kiểng Phước được dự báo sẽ bị xói lở nhanh chóng. Sự xuất hiện của hàm lượng As cao trong trầm tích dọc bờ làm giảm sự phát triển của cây ngập mặn gây xói lở bờ biển khu vực này. Từ khoá: xói lở, bờ biển, Gò Công Đông, ảnh vệ tinh, mô hình số, cây ngập mặn, trầm tích, sóng, dòng chảy 1. MỞ ĐẦU Gò Công Đông là một huyện duyên hải phía Đông tỉnh Tiền Giang, với đường bờ biển dài 32km tính từ cửa Soài Rạp đến cửa Tiểu. Và rừng ngập mặn ven biển là yếu tố quan trọng của huyện, với 2065 ha rừng phòng hộ lànguồn dự trữ sinh quyển cũng như là nơi trú ẩn, sinh sôi của hơn 300 giống loài thủy sản, cũng là tuyến bảo vệ sản xuất và cuộc sốngnhân dân địa phương. Tuy nhiên, nhiều năm qua tình .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.