Nghiên cứu này phân tích các kỹ thuật thường được sử dụng ở các nước nhằm quản trị rủi ro chênh lệch đáo hạn giữa tài sản và nguồn vốn (Maturity mismatch - MM) là một loại rủi ro mang đặc trưng đương nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q2 - 2016 Giới hạn sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn nhìn từ góc độ kỹ thuật quản trị rủi ro chênh lệch đáo hạn Hoàng Công Gia Khánh Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM - Email: hcgk@ (Bài nhận ngày 31 tháng 3 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 28 tháng 4 năm 2016) TÓM TẮT Nghiên cứu này phân tích các kỹ thuật thường được sử dụng ở các nước nhằm quản trị rủi ro chênh lệch đáo hạn giữa tài sản và nguồn vốn (Maturity mismatch - MM) là một loại rủi ro mang đặc trưng đương nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Dựa trên nền tảng này, nghiên cứu thực hiện đánh giá quy định hiện đang áp dụng ở Việt Nam về việc giới hạn sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn - kỹ thuật mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quy định nhằm giám sát chênh lệch kỳ hạn - để đánh giá vai trò thật sự của quy định này nhằm ra các khuyến nghị có liên quan để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro MM ở Việt Nam. Từ khoá: Chênh lệch đáo hạn, Chuyển đổi kỳ hạn, Thanh khoản, Maturity mismatch, Maturity transformation. 1. GIỚI THIỆU Từ năm 1992, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 10-NH5 ngày 06/7/1992 và Quyết định 107/QĐ-NH5 ngày 09/6/1992 quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD (TCTD). Liên quan đến thanh khoản, hai quy định này của NHNN chỉ đề cập đến chỉ tiêu đảm bảo khả năng chi trả. Quy định tỷ lệ giới hạn sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn (tỷ lệ giới hạn) được đề cập đến lần đầu tiên trong Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 ngày 25/8/1999. Từ đó đến nay, tỷ lệ giới hạn được thay đổi nhiều lần. Thực tế cho thấy, tại mỗi thời điểm NHNN điều chỉnh tỷ lệ giới hạn luôn nhận được nhiều phản ứng khác nhau từ phía các ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư, giới kinh doanh bất động Trang 58 sản và thị trường chứng khoán. Gần đây nhất là các quan điểm trái chiều giữa NHNN, Bộ Xây dựng, Hiệp hội kinh doanh bất động sản, lãnh đạo các ngân hàng thương mại, các nhà đầu .