Bài viết muốn làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến khái niệm ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật trong truyện. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, Tìm hiểu ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật trong truyện Nguyễn Thế Truyền Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh TÓM TẮT: Bài viết muốn làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến khái niệm ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật trong truyện. Sau khi điểm lại nguồn gốc, tên gọi, các quan niệm khác nhau về khái niệm đối thoại nội tâm của Nguyễn Thái Hoà (2006), Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (2006), Katie Wales (2001), Mikhail Bakhtin (1993), bài viết giới thiệu vị trí, các dạng biểu hiện và vai trò của đối thoại nội tâm trong ngôn ngữ truyện. Đối thoại nội tâm trong bài viết này được xem xét với tư cách ngôn ngữ nhân vật và được khảo sát từ góc độ ngữ văn học. Từ khóa: đối thoại nội tâm, ngôn ngữ nhân vật 1. Về khái niệm đối thoại nội tâm . Tên gọi của thuật ngữ đối thoại nội tâm Khái niệm đối thoại nội tâm nghe còn “lạ tai” với một số người trong giới nghiên cứu văn học lẫn ngôn ngữ. Trong cả ba quyển từ điển thuật ngữ văn học bằng tiếng Việt uy tín nhất hiện nay ở Việt Nam1 đều không có mục từ đối thoại nội tâm. Quyển “Giáo trình Ngôn ngữ văn chương” được 2 nhiều người biết nhất hiện nay cũng không có mục nói về đối thoại nội tâm. Trong phần nói về ngôn ngữ nhân vật3, Giáo trình này quan niệm chỉ có ba dạng là: đối thoại, độc thoại nội tâm và dòng ý thức. Tuy nhiên quyển “Từ điển Tu từ - Phong cách Thi pháp học” của Nguyễn Thái Hòa lại có ghi nhận 1 Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học (In lần thứ ba), H., Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học (Tái bản lần thứ năm), H., Nxb Giáo dục. Đỗ Đức Hiểu – Nguyễn Huệ Chi – Phùng Văn Tửu – Trần Hữu Tá (Chủ biên) (2004), Từ điển văn học (bộ mới), H., Nxb Thế giới. 2 Hoàng Kim Ngọc (chủ biên) – Hoàng Trọng Phiến (2011), Ngôn ngữ văn chương, H., Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 3 Hoàng Kim Ngọc (chủ biên) – Hoàng Trọng Phiến (2011), Sđd, tr. 321-339. Trang 60 khái niệm .