Sông Giêng và sông Dinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hàm Tân, thị xã La Gi nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung, bởi đây là nguồn cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho người dân trong khu vực và hoạt động phát triển nông nghiệp | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ M1- 2016 Hiện trạng, diễn biến chất lượng nước sông Giêng, sông Dinh và các giải pháp bảo vệ môi trường nước tại lưu vực Lê Việt Thắng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, trường Đại học Công nghiệp Email: t_leviet@ (Bài nhận ngày 24 tháng 11 năm 2015, nhận đăng ngày 21 tháng 03 năm 2016) TÓM TẮT Sông Giêng và sông Dinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hàm Tân, thị xã La Gi nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung, bởi đây là nguồn cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho người dân trong khu vực và hoạt động phát triển nông nghiệp. Dựa trên các kết quả phân tích môi trường, tính toán chỉ số chất lượng nước; các số liệu điều tra, thu thập về các nguồn xả thải như nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, cơ sở chế biến hải sản cho thấy nguồn nước lưu vực sông Giêng, sông Dinh đã có dấu hiệu ô nhiễm và các chỉ tiêu có mức ô nhiễm cao làTSS, COD, BOD5, P-PO43- và Coliforms. Kết quả nghiên cứu này là một trong những cơ sở giúp cho cơ quan quản lý môi trường địa phương có cái nhìn toàn cảnh về ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông Giêng, sông Dinh và đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm quản lý, bảo vệ nguồn nước tốt hơn. Từ khoá: lưu vực sông; sông Giêng; sông Dinh; chất lượng nước;nguồn thải. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên nướchiện nay được coi là nguồn tài nguyên chiến lược của nhiều quốc gia trên thể giới. Việc quản lý và sử dụng nguồn nước bền vững ở các lưu vực sông đang được quan tâm và có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề ô nhiễm nguồn nước các lưu vực sông, hồ; nghiên cứu để tìm ra các giải pháp hạn chế ô nhiễm và bảo vệ khai thác bền vững nguồn nước như: Nghiên cứu của từ chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) về cải thiện và phát triển các chính sách bảo vệ lưu vực sông, tăng cường nhận thức cộng đồng và tham gia giải quyết các vấn đề môi trường của sông Danube[1]. Nghiên cứu đánh giá về nguồn gốc phát sinh, biến đổi các chất ở lưu .