Nghiên cứu ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến lượng mưa vượt thấm trên lưu vực sông Thị Tính

Mục đích của bài báo này là nghiên cứu về tác động của đô thị hóa đến lượng mưa vượt thấm trên lưu vực sông Thị Tính tỉnh Bình Dương từ 1989-2014 và theo quy hoạch đến năm 2020. Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là mô hình tính tổn thất SCS, với dữ liệu sử dụng đất được phân tích từ ảnh Landsat. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ M1- 2016 Nghiên cứu ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến lượng mưa vượt thấm trên lưu vực sông Thị Tính Lương Văn Việt Trường Đại học Công Nghiệp (Bài nhận ngày 24 tháng 11 năm 2015, nhận đăng ngày 26 tháng 02 năm 2016) TÓM TẮT Lưu vực Thị Tính là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh. Quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi đáng kể sử dụng đất, làm tăng diện tích mặt không thấm và làm gia tăng lượng mưa vượt thấm. Sự gia tăng của lượng mưa vượt thấm do đô thị hóa đã và sẽ ảnh hưởng đến các hệ thống thoát nước đô thị. Mục đích của bài báo này là nghiên cứu về tác động của đô thị hóa đến lượng mưa vượt thấm trên lưu vực sông Thị Tính tỉnh Bình Dương từ 1989-2014 và theo quy hoạch đến năm 2020. Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là mô hình tính tổn thất SCS, với dữ liệu sử dụng đất được phân tích từ ảnh Landsat. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng đáng kể của lượng mưa vượt thấm. Từ năm 1989 đến năm 2014, lượng mưa vượt thấm đã tăng trung bình trên toàn lưu vực là 12,9%. Theo quy hoạch đến năm 2020, lượng mưa vượt thấm là khá cao, với số liệu mưa của biểu đồ mưa thiết kế chu kỳ 10 năm và thời gian mưa 180 phút, lượng mưa vượt thấm tích lũy là từ 66,3mm đến 94,9mm trên các đơn vị hành chính thuộc lưu vực. Từ khóa: Đô thị hóa, lượng mưa vượt thấm, biểu đồ mưa thiết kế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lưu vực Thị Tính nằm trên địa bàn của các huyện Dầu Tiếng, huyện Bàu Bàng và thị xã Bến Cát, đây là lưu vực lớn nhất của tỉnh Bình Dương. Lưu vực này có diện tích 76504 ha với độ cao địa hình từ 1,4m đến 42m. Diện tích của khu vực có độ cao địa hình dưới 2m chiếm 2,6% diện tích lưu vực. Đặc điểm của lưu vực này là thấp trũng ở phía hạ lưu, khu vực hạ lưu cũng là nơi có tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa cao. Theo báo cáo tình hình và kết quả xử lý các điểm ngập nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương của Sở Xây Dựng cho thấy toàn tỉnh hiện nay có tất cả 65 điểm ngập, trong đó có 20 điểm ngập trên lưu vực Thị .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.