Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích nâng cao hiệu quả xử lý nước rỉ rác của mô hình công nghệ SBR – ICEAS (dòng liên tục), đặc biệt đối với thành phần nitơ. Ảnh hưởng của các yếu tố vận hành hệ thống quan trọng đến hiệu quả quá trình xử lý như thời gian lưu nước (HRT) và chu kỳ xử lý đã được khảo sát và đánh giá cụ thể. | Science & Technology Development, Vol 19, Xử lý Nitơ trong nước rỉ rác bằng công nghệ SBR dòng liên tục – ICEAS Nguyễn Thanh Phong Lê Đức Trung Nguyễn Văn Phước Viện Môi Trường và Tài Nguyên, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 04 tháng 10 năm 2015 , nhận đăng ngày 05 tháng 01 năm 2015) TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích nâng cao hiệu quả xử lý nước rỉ rác của mô hình công nghệ SBR – ICEAS (dòng liên tục), đặc biệt đối với thành phần nitơ. Ảnh hưởng của các yếu tố vận hành hệ thống quan trọng đến hiệu quả quá trình xử lý như thời gian lưu nước (HRT) và chu kỳ xử lý đã được khảo sát và đánh giá cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi vận hành mô hình công nghệ SBR dòng liên tục với thời gian chu kỳ xử lý 5 giờ (sục khí 180 phút và khuấy trộn 40 phút, lắng 60 phút và gạn nước 20 phút) hiệu suất xử lý các thành phần N-NH4+, TN và COD trong nước rỉ rác đạt khoảng 99 %, 75 % và 76 % theo thứ tự. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm so sánh trong cùng điều kiện vận hành cho thấy mô hình công nghệ SBR dòng liên tục có hiệu quả xử lý các thành phần ô nhiễm của nước rỉ rác cao hơn công nghệ SBR truyền thống, đặc biệt thành phần nitơ (TN sau xử lý đạt QCVN 25:2009/BTNMT, Cột A). Từ khóa: nước rỉ rác, SBR dòng liên rục, chu kỳ xử lý. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước rỉ từ bãi chôn lấp (nước rỉ rác) có thành phần rất phức tạp và mức độ ô nhiễm cao, đặc biệt là thành phần dinh dưỡng. Rất nhiều quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác đã và đang được áp dụng tại các bãi chôn lấp trên toàn quốc. Tuy nhiên, chất lượng nước sau xử lý của hầu hết các quy trình xử lý hiện hữu đều chưa đạt quy chuẩn xả thải, đặc biệt là thành phần nitơ [1][2]. Thực tế cho thấy, công nghệ SBR đóng vai trò rất quan trọng trong các quy trình xử lý nước rỉ rác hiện nay. Công nghệ này có khả năng xử lý đồng thời các thành phần ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng có trong nước rỉ rác dựa trên nguyên lý biến đổi sinh hóa cơ bản mô phỏng cơ chế xử lý sinh học dưới các điều kiện kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí .