Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng

Bức chân dung tự họa mang tính chất hồi ký về một cuộc đời sóng gió, thăng trầm của Nguyễn Công Trứ. Đặc biệt là toát lên lối sống “ngất ngưởng” phóng khoáng, tự do, tự tại của nhà thơ - một lối sống đẹp, thanh cao của những bậc danh nho thời bấy giờ và tên tuổi của ông đã được non sông ghi nhận. Để hiểu rõ hơn từng chi tiết cụ thể bài văn mẫu "Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng" sau đây. | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH BỨC CHÂN DUNG TỰ HỌA CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ TRONG BÀI CA NGẤT NGƯỠNG BÀI MẪU SỐ 1: Từ xa xưa đến nay, thơ trước hết là tấm gương phản chiếu tâm hồn và tình cảm của chính nhà thơ. Không những thế, qua thơ, người đọc còn thấy rất rõ cốt cách và phong độ của mỗi thi nhân. Ai đó đã nói: văn là người. Điều đó thật đúng vỏi những nhà văn, nhà thơ lớn. Ở họ, văn với người là một, con người trong văn chương và con người ngoài đời tuy không hẳn đồng nhất, nhưng rất thống nhất. Nguyễn Công Trứ thuộc những nhà văn như thế. Cho nên, qua Bài ca ngất ngưởng, ta có thể hình dung rất rõ chân dung một Nguyễn Công Trứ tự họa. Bao trùm lên toàn bộ bài ca là hình tượng một con người ngất ngưởng. Nhưng đó không phải là cái ngất ngưởng của một người gàn dở, tự hợm mình và hợm đời, mà là cái ngất ngưởng của một con người đầy tự tin và đầy bản lĩnh. Con người ấy ý thức rất rõ về tài năng và phẩm giá của chính mình. Cái ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ không phải là kiểu sống ngất ngưởng thông thường mà là một lối sống độc đáo, một vẻ đẹp ngang tàng, phóng túng của một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn. Chẳng thế mà ngay từ câu đầu của bài ca, Nguyễn Công Trứ đã coi: mọi việc trong trời đất chẳng có việc nào không phải là phận sự của ông Vũ trụ nội mạc phi phận sự. Câu thơ toàn là âm Hán, vang lên trang trọng, thiêng liêng, biểu lộ một thái độ đầy tự tin, kiêu hãnh và một ý thức rất sâu sắc về trách nhiệm của chính mình. Không phải ngẫu nhiên mà khi đọc thơ của Nguyễn Công Trứ chúng ta thấy rất nhiều lần ông nhắc tới Chí nam nhi, Chí làm trai, Chí tang bồng, Phận sự làm trai, Nợ nam nhi, Nợ tang bồng. Phải chăng đó chính là lẽ sống nhập thế tích cực của một nhà Nho chân chính. Trong bài thơ này thái độ tự tin, kiêu hãnh ấy lại được thể hiện bằng một giọng điệu ngất ngưởng, ngang tàng. Cứ xem cách xưng hô ở câu thứ hai, Nguyễn Công Trứ tự gọi mình là Ông Hi Văn, giới thiệu chính mình là người có tài lớn và coi việc ra làm quan như đã vào lồng, ta cũng đủ thấy rất rõ thái

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
125    154    1    25-04-2024
11    88    5    25-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.