Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ là một nhà nho chân chính khi ông đỗ đạt và từng giữ nhiều chức quan cao như Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc đông. Tư tưởng của một nhà nho học sách thánh hiền sẽ buộc ông phải có một thái độ khiêm tốn dù mình có tài giỏi đến đâu. Vậy mà ông đi ngược cái điều ấy, ông phá vỡ cái bức tường vững chắc của luật lệ Nho học để thể hiện thái độ sống của chính mình, một phong cách rất Nguyễn Công Trứ. Hãy cùng nhau tham khảo bài văn mẫu "Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng" để hiểu rõ hơn về nhân cách của ông. | VĂN MẪU LỚP 11 NHÂN CÁCH NHÀ NHO CHÂN CHÍNH TRONG “BÀI CA NGẤT NGƯỠNG” CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ BÀI MẪU SỐ 1: Trong khoảng cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX , Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông sống một cuộc sống nghèo khó. Cuộc đời của ông cũng gặp biết bao sống gió, thăng trầm “lên thác xuống ghềnh”. Ông là một người tài giỏi, hiểu biết nhiều về các lĩnh vực quân sự, khoa học. Thế nhưng ông “Hi Văn” người Hà Tĩnh ấy có lúc đang giữ chức quan cao thì bỗng dưng bị giáng chức, chốn công danh như đang chơi đùa với Nguyễn Công Trứ. Vậy nên ông mới “ngất ngưởng”, mới khinh thường, ông làm nổi bật một nhà nho “khác thường” trong tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” của mình: Một nhân cách nhà nho chân chính không theo khuôn quan niệm cũ của xã hội phong kiến xưa, nhà nho là người học rộng, biết nhiều. Một đấng nam nhi với đầy đủ công danh, đạo đức. Một con người vẹn toàn, hoàn hảo. Dĩ nhiên, Nguyễn Công Trứ cũng có được những điều ấy vì đã ông được học, thấm nhuần tư tưởng Nho học từ truyền thống gia đình. “Vũ trụ nội mạc phi phận sự Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc đông Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng Lúc Bình Tây cờ đại tướng Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.” “Bài ca ngất ngưởng” là một bài thơ theo thể hát nói còn gọi là ca trù, được tuân theo một qui tắc nhất định. Nguyễn Công Trứ đã thay thế hai câu chữ Hán mở đầu bằng một câu chữ Hán “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” và một câu chữ Nôm “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” tạo một nét độc đáo. Theo ông, trong vòng trời đất này không có cái gì thuộc quyền sở hữu riêng của một người. Ông đỗ đạt, làm quan và dung tài, đức của mình để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân. Thế nhưng, ông dung từ “vào lồng” để thay thế cho việc làm quan, ông bị gò bó vào một khuôn mẫu. Nguyễn Công Trứ là một nhà nho chân chính khi ông đỗ đạt và từng giữ nhiều chức quan cao như Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc đông. Tư tưởng của một nhà nho học sách thánh hiền sẽ buộc ông phải có một thái

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.