Qua bài Câu Cá Mùa Thu, Nguyến Khuyến đã thể hiện rõ vẻ đẹp của cảnh thu trong bài thơ là vẻ đẹp điển hình của làng quê Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ,. Bài văn mẫu dưới đây sẽ giúp các em hiểu thêm về sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế đồng thời cho thấy tình yêu quê hương, đất nước, tâm rạng thời thế của tác giả. Mời các em tham khảo. | VĂN MẪU LỚP 11 HÃY LÀM RÕ Ý KIẾN SAU: “BÀI THƠ CÂU CÁ MÙA THU THẺ HIỆN SỰ CẢM NHẬN VÀ NGHỆ THUẬT GỢI TẢ TINH TẾ CỦA NGUYỄN KHUYẾN VỀ CẢNH SẮC MÙA THU ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ, ĐỒNG THỜI CHO THẤY TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN, ĐẤT NƯỚC, TÂM TRẠNG THỜI THẾ CỦA TÁC GIẢ” I. ĐẶT VẤN ĐỀ – Thiên nhiên là đề tài muôn thuở của thơ ca. Biết bao thi nhân đã gửi lòng mình vào những trang thơ viết về thiên nhiên. – Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ đã dành nhiều trang viết cho thiên nhiên. Tiêu biểu nhất là chùm thơ gồm ba bài viết về mùa thu: Thu vịnh (Vịnh mùa thu), Thu điếu (Câu cá mùa thu) và Thu ẩm (Uống rượu mùa thu). Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến là hiện tượng độc đáo và là cống hiến xuất sắc của nhà thơ. – Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khụyến vẻ đẹp của cảnh thu trong bài thơ là vẻ đẹp điển hình của làng quê Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. Phân tích bài thơ, ta không chĩ thấy vẻ đẹp đến nao lòng của thiên nhiên làng quê Việt Nam mà còn hiểu được tâm trạng thời thế của nhà thơ. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên làng quê Việt Nam vào mùa thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ a) Điểm nhìn để cảm nhận cảnh thu của tác giả Nếu ở bài Vịnh mùa thu, cảnh thu được đón nhận từ cao xa đến gần rồi từ gần đến cao xa thì ở bài Câu cá mùa thu, cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Với sự quan sát này, ta thấy bức tranh thiên nhiên hiện lên từ một khung ao thu hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu đã mở ra nhiều hướng thật sinh động, hấp dẫn. b) Cảnh thu – Vẻ đẹp của mùa thu trước hết thể hiện ở không khí mùa thu dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Cảnh vật có sắc màu sắc, đường nét thật hài hoà: nước trong veo, sóng biếc còn trời thì xanh ngắt. Đường nét có “ngõ trúc quanh co”. Không những vậy, sự chuyển động thật nhẹ nhàng: sóng, “hơi gợn tí”, lá vàng “ “ khẽ đưa vèo”. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết sau khi .