Đàn ghi ta của Lorca là bài thơ viết về cái chết của Lor-ca, một thi sĩ, nhạc sĩ, nhà biên kịch thiên tài người Tây Ban Nha. Hình tượng tiếng đàn ghita của Lorca được phân tích một cách nổi bật dưới ngòi bút của tác giả Thanh Thảo. Tác giả viết về tiếng đàn bằng sự cảm nhận của nhà thơ nay về tiếng đàn xưa. Cách viết ấy tạo ra những liên tưởng sự xuyên thấm đầy sức khơi gợi giữa âm thanh và hình ảnh. Để cảm nhận rõ nét về hình tượng tiếng đàn ghita của Lorca, mời các bạn cũng tham khảo bài văn mẫu Cảm nhận về hình tượng tiếng đàn ghita của Lorca. | VĂN MẪU LỚP 12 CẢM NHẬN VỀ HÌNH TƯỢNG TIẾNG ĐÀN GHITA CỦA LORCA "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn", lấy lời đề từ cho thi phẩm bằng chính lời của , Thanh Thảo đã tự bộc lộ ý tưởng sáng tác của mình, cây đàn Ghita và Lorca là hai hình tượng thơ xuyên thấm vào nhau. Sự tồn tại của Lorca là sự tồn tại của tiếng ghita và ngược lại. Trong đó tiếng đàn như một sinh thể sống song trùng với nhịp đập trái tim Lorca. Đàn ghi ta, và những cung bậc mà nó rung ngân là tâm hồn Lorca, là một phần của con người ông là sự sống của chính ông. Vì lẽ đó tiếng đàn ghita trong bài thơ như một hình tượng chất đầy ám ảnh. Ngập tràn trong thi phẩm là tiếng đàn ghi ta, mở đầu là chuỗi âm li-la li-la li-la, giống như người nghệ sỹ vuốt những sợi tơ đàn chuẩn bị cho khúc nhạc cất lên. Và kết thúc lại là chuỗi âm thanh day dứt li-la li-la li-la, chạy trong không gian của những dấu chấm lửng biểu diễn khoảng lặng, về cực vô cùng. Theo đó, tiếng đàn trở thành sự sống muôn màu, là khí quyển gắn với cuộc đời, sự nghiệp .