Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2017 của trường THPT Phú Bình - Mã đề 110 sẽ giúp các bạn biết được cách thức làm bài thi trắc nghiệm cũng như củng cố kiến thức của mình, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo. | SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ, tên thí sinh:.SBD:. Mã đề thi 110 Câu 1: Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm nghèo vốn gen của quần thể. III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến nhiều cặp nuclêôtit. IV. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 2: Dạng đột biến và số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của hội chứng Đao? A. Thể 1 ở cặp NST 23-Có 45 NST B. Thể 1 ở cặp NST 21-Có 45 NST C. Thể 3 ở cặp NST 23-Có 47 NST D. Thể 3 ở cặp NST 21-Có 47 NST Câu 3: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen và gián tiếp làm thay đổi kiểu hình. II. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể. III. Trong quần thể ngẫu phối, chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể. IV. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hoá vô hướng A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4: Ở một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, alen quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P), số cây thân thấp chiếm tỉ lệ 10%. Ở F1, số cây thân thấp chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở P, số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 4 2 1 4 A. B. C. D. 9 5 2 5 Câu 5: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do hai cặp gen (A, a ; B, b) cùng quy định. Khi trong kiểu gen có đồng thời cả hai loại alen trội A và B cho lông xám; khi trong kiểu gen chỉ có