Nhằm giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 lần 1 - THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang - Mã đề 101 dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới. | SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC GIANG TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN THI GDCD 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút; (Đề gồm 04 trang, 40 câu) (Không kể thời gian giao đề) Mã đề thi Họ, tên thí sinh:SBDLớp 101 Câu 81: Hình thức vận động của sự vật hiện tượng nào sau đây được coi là phát triển? A. Sự tuyệt chủng của loài khủng long. B. Sự tuyệt chủng của voi ma – mút. C. Nước bị đun nóng bốc thành hơi nước, hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước. D. Sự tiến hóa từ vượn cổ thành người tối cổ, người tinh khôn, người hiện đại. Câu 82: “Trường THPT Ngô Sĩ Liên (Bắc Giang) được thành lập năm 1946. Năm học đầu tiên 1946 1947, nhà trường có 3 lớp với gần 100 học sinh và hơn 10 thầy cô giáo. Thầy Phạm Đức Cường được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng đầu tiên”. Những thông tin trên nói về mặt nào của nhà trường theo nghĩa triết học ? A. Truyền thống. B. Số liệu. C. Lượng. D. Lịch sử. Câu 83: Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là A. thế giới quan. B. cách sống của con người. C. quan niệm sống của con người. D. lối sống của con người. Câu 84: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí? A. Quá trình điện năng chuyển hóa thành quang năng. B. Sự thay đổi thời tiết của các mùa trong năm. C. Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. D. Quá trình thay thế các chế độ xã hội trong lịch sử. Câu 85: Em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi bàn về phát triển? A. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ. B. Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ. C. Sự phát triển diễn ra quanh co, phức tạp, không dễ dàng. D. Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới. Câu 86: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Phải chấp nhận sự tồn tại trong nhận thức. B. Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức chính trị. C. Không dám đấu tranh với cái lạc hậu, tiêu cực. D. Biết phân tích để phân biệt