Hãy tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 lần 1 - THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang - Mã đề 118 để giúp các bạn biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn. | SỞ GD&ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 04 trang) ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 Năm học 2017- 2018 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Phân môn: GDCD 11 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 118 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:. Số báo danh Câu 81: Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây? A. Nhu cầu của người tiêu dùng. B. Nhu cầu có khả năng thanh toán. C. Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá. D. Nhu cầu của mọi người. Câu 82: Gia đình bác A có nghề mây tre đan thủ công mỹ nghệ nổi tiếng. Trước đây mỗi ngày bác đan được 10 chiếc ghế mây trong 15 giờ, thời gian gần đây bác đã nghiên cứu và đổi mới quy trình đan nên năng suất tăng lên 15 chiếc ghế mây trong 15 giờ. Việc đổi mới kỹ thuật đã nâng cao năng suất lao động của gia đình bác A làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của gia đình bác biểu hiện như thế nào? A. Không có sự thay đổi nào so với giá trị xã hội của hàng hóa. B. Thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa. C. Cao hơn giá trị xã hội của hàng hóa. D. Bằng với giá trị xã hội của hàng hóa. Câu 83: Mạng di động A khuyến mại giảm 50% giá trị thẻ nạp, một tuần sau mạng B và C cũng đưa ra chương trình khuyến mại tương tự. Hiện tượng này phản ánh quy luật nào dưới đây của thị trường? A. Quy luật lưu thông tiền tệ. B. Quy luật cung cầu. C. Quy luật giá trị. D. Quy luật cạnh tranh. Câu 84: Trên thực tế, sự vận động của cung, cầu diễn ra theo xu hướng nào sau đây? A. Cầu thường lớn hơn cung. B. Cung, cầu thường cân bằng. C. Cung thường lớn hơn cầu. D. Cung, cầu thường vận động không ăn khớp nhau. Câu 85: Dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau là A. nhãn hiệu. B. sáng chế. C. kiểu dáng. D. thương hiệu. Câu 86: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về cạnh tranh? A. Mặt hạn chế của cạnh tranh là cơ bản. B. Cạnh tranh có hai mặt: mặt tích cực và mặt hạn .