"Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên ra đời trong thời kì miền Bắc đang náo nức, khẩn trương xây dựng cuộc đời mới vào những năm đầu thập niên 1960. Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết nên một đoạn thơ thật chân thực:“Con gặp lại nhân ơn nuôi” ta như thấy tác giả nghẹn ngào, rưng rưng lệ. Nhưng đó là sự xúc động vì niềm vui tìm được lẽ sống đích thực của cuộc đời mình. Không còn đâu nữa bóng dáng của một thi sĩ lãng mạn than khóc trước tháp Chàm đổ nát, trước những bức tượng vũ nữ apsara hoen ố rêu phong. Mùa xuân đến với Chế Lan Viên giờ đây không phải là mùa xuân của khổ đau, sầu não nữa mà là mùa xuân tươi vui, đầy sức sống. Để cảm nhận sâu sắc đoạn thơ, mời bạn đọc tham khảo tài liệu. | VĂN MẪU LỚP 12 PHÂN TÍCH ĐOẠN THƠ CON GẶP LẠI NHÂN DÂN. NHỚ MÃI ƠN NUÔI TRONG BÀI THƠ TIẾNG HÁT CON TÀU – CHẾ LAN VIÊN Đối với thi sĩ lãng mạn tiểu tư sản trước cách mạng đã từng chìm đắm trong cái "tôi" cô đơn, bé nhỏ, bế tắc, nay được trở về cái "ta", với nhân dân, đất nước là một niềm khát khao, một niềm hạnh phúc lớn lao. Để diễn tả niềm hạnh phúc, niềm vui ấy, Chế Lan Viên đã viết nên một đoạn thơ thật chân thực, xúc động và rất hấp dẫn: Con gặp lại mãi ơn nuôi Đoạn thơ trên trích trong bài Tiếng hát con tàu một bài thơ chín nhất của Chế Lan Viên rút từ tập Ánh sáng và phù sa sáng tác năm 1960. Người ta nói thơ Chế Lan Viên là một người đàn bà đẹp lúa trang sứt và biết trang điểm. Cho nên òng rất thích dùng những hình ảnh độc đáo mới lạ lấp lánh trí tuệ, dạt dào cảm xúc và rất mực tài hoa Chính điều đó đã giúp ông ngay khổ thơ đầu chỉ 4 câu mà đã kết được một chùm một chuỗi hình ảnh như tung những tràng pháo hoa lên bầu trời thơ: Con gặp lại bỗng gặp cánh tay đưa Những hình ảnh so sánh trên nhằm để diễn đạt tình cảm và có tác dụng khơi sâu, mở rộng, khám phá thêm ý nghĩa của sự việc, hành động được trở về với nhân dân, cội nguồn sáng tạo nghệ thuật thơ ca. Những hình ảnh này đều lấy từ đời sống tự nhiên và con người. Nhưng chính vì thế mà chúng thật gần gũi giản dị mà không kém phần thơ mộng, đẹp đẽ, gợi cảm. Về với nhân dân là về với những gì phù hợp với quy luật cuộc sống và tự nhiên. Trước hết, về với nhân dân là về với những gì thân quen nhất của lòng mình, về với môi trường quen thuộc, làm nảy sinh sự sống. Đó cũng là ngọn nguồn sáng tạo thơ ca. "Nai về suối cũ” Sao lại là "nai" mà không phải là con vật nào khác trong rừng sâu? Con nai là một con vật rất hiền dịu, xinh đẹp, hồn nhiên, ngây thơ, đáng yêu. Đó cũng là con vật khá quen thuộc trong thơ ca. Những con nai trong thơ Lưu Trọng Lư là chú "Nai vàng ngơ ngác" lạc giữa rùng thu. Còn con nai trong thơ Huy Cận thì "chìm lẫn trong sương mù". Đặc biệt chú nai trong thơ Xuân Diệu mới tội nghiệp làm .