Phân tích bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thị Nhậm

Tác phẩm Chiếu cầu hiền là tấm lòng của vua Quang Trung đối với dân với nước, tấm lòng đó là niềm mong muốn được cống hiến vì sự phồn vinh của nước nhà mà vua Quang Trung đã từng nung nấu. Qua bài chiếu này, người đọc có thể nhìn thấy được tài nhìn xa trông rộng của nhà vua anh minh Quang Trung và tình yêu nước nồng nàn của một vị vua kiệt xuất. | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH BÀI CHIẾU CẦU HIỀN – NGÔ THÌ NHẬM BÀI MẪU SỐ 1: Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), hiệu là Hi Doãn, quê ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (cũ), nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm 1775, từng làm quan dưới triều Lê – Trịnh; sau đi theo Tây Sơn và có nhiều đóng góp nên được Quang Trung trọng dụng. Nhiều văn kiện giấy tờ quan trọng của nhà Tây Sơn đều do ông biên soạn. Vâng lệnh vua Quang Trung, ông đã viết bài Chiếu cầu hiền. Đây là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên tầng lớp trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước; đồng thời phản ánh tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng vì dân, vì nước của Quang Trung Nguyễn Huệ. Bài Chiếu gồm ba phần: Phần 1: Từng nghe đến người hiền vậy: Phận sự (do Trời định) của người hiền tài là phải đem tài năng phục vụ cho vua, cho nước. Phần 2: Trước đây đến buổi ban đầu của trẫm hay sao ? Phê phán nhẹ nhàng các cách ứng xử có phắn tiêu cực của một số sĩ phu Bắc Hà và nêu lên nhu cầu sử dụng hiền tài rất cấp thiết của triều đình Tây Sơn. Phần 3: Chiếu này đến đều biết. Con đường rộng mở để người hiền tài cống hiến cho đất nước. Trước tình hình chúa Trịnh ngày càng lộng quyền lấn át vua Lê, Nguyễn Huệ đã thần tốc kéo quân ra Bắc “phù Lê diệt Trịnh” (1786); thừa thắng đánh tan hai mươi vạn giặc Thanh, dẹp yên thù trong giặc ngoài, thống nhất đất nước, lập ra triều đại Tây Sơn. Trong giới sĩ phu Bắc Hà có nhiều nhà Nho sáng suốt đã ủng hộ Tây Sơn. Tuy vậy, một số người do quan niệm đạo đức bảo thủ, không nhận thấy chính nghĩa và sứ mệnh lịch sử to lớn của phong trào Tây Sơn nên đã có thái độ bất hợp tác, thậm chí chống lại. Một nhiệm vụ chiến lược đối với vua Quang Trung là phải thuyết phục tầng lớp trí thức Bắc Hà hiểu đúng vai trò và những dự kiến xây dựng đất nước của triều đình Tây Sơn, để từ đó tự nguyện cộng tác, đem tài đức phục vụ cho triều đại mới. Mở đầu bài Chiếu, tác giả chi ra quy luật xuất xử của các bậc hiền tài: Từng nghe .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.