Bình giảng khổ thơ thứ hai trong bài thơ Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử

Bài thơ "Đây thôn Vĩ dạ" được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với người con gái tên là Hoàng Thị Kim Cúc vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình. Đặc biệt ở khổ thứ hai của bài thơ đã miêu tả rất thành công vẻ đẹp của cảnh sông nước đêm trăng và tâm trạng khắc khoải đợi chờ của nhà thơ trước bức tranh thiên nhiên thơ mộng đó. Mời các cùng tham khảo bài văn mẫu "Bình giảng khổ thơ thứ hai trong bài thơ Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử". | VĂN MẪU LỚP 11 BÌNH GIẢNG KHỔ THƠ THỨ 2 TRONG BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ CỦA HÀN MẶC TỬ BÀI MẪU SỐ 1: I. ĐẶT VẤN ĐỀ – Nhắc tới Hàn Mặc Tử là độc giả nghĩ ngay đến bài Đây thôn Vĩ Dạ. Nói về bài Đây thôn Vĩ Dạ là độc giả không khỏi chạnh lòng trước thi nhân tài hoa mà bất hạnh Hàn Mặc Tử. – Đây thôn Vĩ Dạ là đứa con tinh thần quý giá của nhà thơ. Lúc đầu, bài thơ có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ, sáng tác năm 1938, khi tác giả đã mắc bệnh hiểm nghèo. Bài thơ in trong tập Thơ Điên. Sau này đổi tên thành Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với người con gái tên là Hoàng Thị Kim Cúc vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình. – Khổ thứ hai của bài thơ đã miêu tả rất thành công vẻ đẹp của cảnh sông nước đêm trăng và tâm trạng khắc khoải đợi chờ của nhà thơ trước bức tranh thiên nhiên thơ mộng đó. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Bức tranh sông nước đêm trăng Nếu ở khổ thơ thứ nhất, tác giả tập trung phô diễn vẻ đẹp của khu vườn thôn Vĩ thì ở khổ thơ thứ hai tác giả lại tập trung miêu tả dòng nước, bến bãi, con thuyền, ánh trăng. Dưới ngòi bút của Hàn Mặc Tử, canh Vĩ Dạ hiện lên lung linh, huyền ảo nhưng buồn man mác. – Ngay ở câu đầu của khổ thơ thứ hai, tác giả viết: Gió theo lối gió, mây đường mây Với nghệ thuật đối lập, câu thơ gợi lên sự chia li, tan tác, buồn bã. Mây và gió là hai hình ảnh luôn sóng đôi bên nhau. Vậy mà trong câu thơ, gió và mây lại phải chia lìa đôi ngả. Dấu phẩy ngắt đôi dòng thơ có tác dụng nhấn mạnh sự chia xa. – Ở câu thơ thứ hai, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá để miêu tả dòng nước: “Dòng nước buồn thiu”. Dòng nước như cũng có tâm trạng, cũng biết vui buồn. Bên cạnh đó có thêm động từ “lay”. “Lay” chỉ sự đu đưa nhẹ nhàng của hoa bắp trước làn gió nhẹ thổi. Tất cả cho ta thấy cảnh ở đây thật tĩnh lặng, đìu hiu. – Trăng là biểu tượng cho cái đẹp của cuộc đời và thiên nhiên. Trăng tượng trưng cho cuộc sống hạnh phúc yên bình. Và trong thơ Hàn Mặc Tử, hình ảnh làm xao động lòng người .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.