Qua bài văn mẫu "Phân tích chí làm trai trong Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu" cho người đọc thấy rõ hơn về chí nam nhi của người anh hùng, thấy được chí lớn muốn dời non lấp bể, thấy được ý thức trách nhiệm của cái “tôi” đối với lịch sử, với dân tộc, thấy được quan niệm sống chết, vinh nhục, thấy được hoài bão lớn lao của một nhà chí sĩ muốn cứu dân cứu nước. Mời các bạn tham khảo. | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH CHÍ LÀM TRAI TRONG BÀI THƠ LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG CỦA PHAN BỘI CHAU BÀI MẪU SỐ 1: Lưu biệt khi xuất dương” khẳng định chí làm trai và quyết tâm xuất dương, làm nên sự nghiệp lớn cứu nước cứu dân. Đó là sự quyết tâm cao độ và những ý tưởng mới mẻ của nhân vật trữ tình buổi đầu ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Cái chí làm trai mà nhà thơ nói đến trong bài thơ trước hết là “phải lạ ở trên đời”. Đó là một lí tưởng sống, một khát vọng lớn lao. Đấng nam nhi phải làm được những việc lớn lao, phi thường, phải chủ động xoay chuyển trời đất, không để cho trời đất tự chuyển vần. Nhà thơ chuyển chữ ta thành chứ tớ . Tớ phản ánh được cái hăm hở, lạc quan, trẻ trung. Hai câu thơ trên dường như có chút ngông nghênh tự phụ nhưng thực ra là sự bộc lộ sâu sắc về cái tôi cá nhân tich cực. Cái tôi này chẳng những khảng đinh trách nhiệm đối với hiện tại, với vận mệnh hôm nay của đất nước mà còn khảng đingh nghĩa vụ với lịch sử. Đó là tư thế của người có chí khí lớn, muốn vươn tới những đỉnh cao của lịch sử. Cái chí làm trai mà cụ Phan nói trong bài thơ chắc chắn khiến chúng ta thấy cảm phục về những con người sống ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với lịch sử. Mỗi con người sống là phải gắn liền với đất nước, dân tộc, biết sống chết cùng dân tộc. Rõ ràng nhân vật trữ tình tuy đang nói về mình nhưng thực chất là tiếng nói đại diện cho cả một tầng lớp, một thế hệ và cao hơn là cả dân tộc. Cách nhìn nhận, suy nghĩ của tác giả là hướng về tương lai phía trước chứ không phải là lối sống hoài niệm. Đây cũng chính là một điểm rất tiến bộ mà thông qua bài thơ chúng ta không chỉ cảm nhận được ý nghĩa của chúng mà còn học tập được vào thực tế cuộc sống của mình. Lời thơ kết của bài thơ với hai câu tuyệt đẹp, đầy cảm hứng lãng mạn. Con đại bàng đã tung cánh bay ra biển khơi, bay vào thời đại “Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”. Bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bằng chữ Hán, với giọng thơ trang nghiêm hào hùng mạnh mẽ, lôi cuốn đã toát lên một chí .