Truyện ngắn Vợ nhặt đã ghi lại chân thực cảnh nạn đói mùa xuân năm 1945, một tai họa thảm khốc trong lịch sử của dân tộc ta. Trên cái nền tăm tối ấy, Kim Lân đã làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của người lao động Việt Nam. Do đó truyện vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo cao quý. Mời các bạn tham khảo 4 bài văn mẫu để giúp chúng ta cảm nhận rõ hơn về giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả của truyện ngắn xuất sắc này. | VĂN MẪU LỚP 12: VỢ NHẶT - KIM LÂN TỔNG HỢP 4 BÀI “PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ NHÂN ĐẠO TRONG TRUYỆN NGẮN VỢ NHẶT CỦA KIM LÂN” BÀI MẪU SỐ 1: I. Mở bài Truyện ngắn giai đoạn 1945 – 1985 đã đạt được những thành tựu xuất sắc, trong đó Kim Lân là gương mặt tiêu biểu, dù nhà văn sáng tác không nhiều. Theo nhà văn Bôn-đa-rép thì nghệ thuật sinh ra từ những thái cực và xung đột. Ý kiến này có thể chưa đúng trong mọi trường hợp nhưng truyện Vợ nhặt ra đời từ một thái cực của đời sống. Vợ nhặt đã ghi lại chân thực cảnh nạn đói mùa xuân năm 1945, một tai họa thảm khốc trong lịch sử của dân tộc ta. Trên cái nền tăm tối ấy, Kim Lân đã làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của người lao động Việt Nam. Do đó truyện vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo cao quý. II. Thân bài. 1. Giá trị hiện thực. a. Giá trị hiện thực về bức tranh nạn đói Ngay từ đầu tác phẩm, tác giả đã hắt vào truyện thứ ánh sáng của hoàng hôn xám xịt. Theo bước chân Tràng từ phố chợ đến miền quê, người chết rải rác nằm cong queo bên lề đường, người sống thì đi lại dật dờ, mặt mày xanh xám như những bóng ma, những đứa trẻ của xóm ngụ cư ngồi ủ rũ ở những xó đường không buồn nhúc nhích, không khí vấy lên mùi ẩm thối, trên cây gạo đầu làng tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết. Cả một vùng như biến thành bãi tha ma trong không gian đầy mùi tử thi. Mội cõi dương có hơi ám cõi âm. Thời gian và không gian nghệ thuật là một tín hiệu thẩm mĩ, nó báo rằng đó là thời điểm con người đang đứng ở ranh giới giữa ánh sáng với bóng tối, giữa trần gian với địa ngục. Cả dân tộc đang đứng trước hoàng hôn của cuộc đời, đứng mấp mé bên bờ vực thẳm. Điều đó cho thấy sự tàn phá ghê gớm của nạn đói, một hiện thực thê thảm. b. Hiện thực về thân phận người lao động - Trong hoàn cảnh ấy, thân phận con người thật là bèo bọt. Người đàn bà Tràng gặp ngoài kho thóc quần áo rách tả tơi, thân hình gầy sọp vì đói. Người đàn bà này theo không Tràng mà chẳng còn chút sĩ diện, danh dự. Đó là một sự thật, một hiện thực mỉa mai, cay đắng mà .