Nghị luận văn học: Sau tiếng chửi của Tú Xương trong bài thơ Thương vợ là cả một nỗi đau tê tái

Qua bài "Nghị luận văn học: Sau tiếng chửi của Tú Xương trong bài thơ Thương vợ là cả một nỗi đau tê tái" dưới đây đã thể hiện được chan tình thương yêu nồng hậu của ông Tú đối với người vợ hiền thảo của mình. Đồng thời cũng là một lời trách móc, tự chửi bản thân mình. Tuy nhiên đằng sau tiếng chửi ấy là một nỗi đau tê tái. Mời các bạn tham khảo! | VĂN MẪU LỚP 11 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: SAU TIẾNG CHỬI CỦA TÚ XƯƠNG TRONG BÀI THƯƠNG VỢ LÀ CẢ MỘT NỖI ĐAU TÊ TÁI Tú Xương có nhiều bài thơ, bài phú nói về Vợ, trong đó “Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình cùa Tú xương. Nó là bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của ông Tú đối với người vợ hiền thảo của mình. Đồng thời cũng là một lời trách móc, tự chửi bản thân mình. Tuy nhiên đằng sau tiếng chửi ấy là một nỗi đau tê tái. Nhà thơ đã tự trách mình, tự dằn vặt mình đến nghiệt ngã: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc .Có chồng hờ hững cũng như không”. Câu thơ buột ra tự nhiên như một tiếng chửi nhưng lại ngậm ngùi như một lời than, vẫn có sắc thái vui đùa chứa đựng ý tình sâu sắc, cảm động. Tú Xương mượn lời vợ tự trách mình và qua đó một lần nữa bộc lộ sự cảm thông với hoàn cảnh của bà. Đằng sau tiếng chửi ấy là bi kịch của một con người chất chứa bao phẫn uất, đau xót và tê tái, là nỗi hổ thẹn và tình thương yêu vô bờ Ông tự chửi thói sĩ diện kiểu thầy đồnghèo ăn bám vợ của mình, thói gia trưởng chỉ biết ngồi than vãn sự đời, phó mặc tất cả cho người phụ nữ, thực chất trở thành gánh nặng cho vợ cho con. Rõ ràng ở đây đã thể hiện sự thức nhận của một con người biết vượt lên khỏi cái hạn chế của tầng lớp và thời đại mình để cảm thông với những kiếp người quanh mình. Vì vậy lời chửi ấy không chỉ để dành trách mình mà còn để chửi đời, chửi cả cái xã hội lố lăng, giả dối đã sản sinh ra cái thứ chồng hờ hững Chính cái xã hội thực dân nửa phong kiến ấy đã đẻ ra thói đời bạc bẽo, những kẻ hợm hĩnh sống trên lưng người khác, xã hội ấy đã đẩy một Trần Tế Xương tài hoa xuất chúng vào bước đường cùng, khiến người vợ vốn “ung dung, tính hạnh khoan hòa”, “con gái nhà dòng” của ông phải cực khổ, vất vả. Ý nghĩa tố cáo xã hội trở nên nổi bật ở câu kết bài thơ và man mác trong toàn bài, nóng hổi hơi thở thời đại. Lời chửi cuối bài thơ như càng khẳng định thêm tình cảm của ông Tú đối với bà Tú. Người chồng ấy tuy

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.