Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương để làm nổi bật tâm sự mang nỗi niềm thời thế của tác giả

"Thương vợ" là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của ông Tú đối với người vợ hiền thảo của mình. | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH BÀI THƠ THƯƠNG VỢ CỦA TÚ XƯƠNG ĐỂ LÀM NỔI BẬT TÂM SỰ MANG NỖI NIỀM THỜI THẾ CỦA TÁC GIẢ Tú Xương có nhiều bài thơ, bài phú nói về vợ. Bà Tú vốn là "con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ", một người con dâu giỏi làm ăn buôn bán, hiền lành được bà con xa gần mến trọng: "Đầu sông bến bãi, đua tài buôn chín bán mười; Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ". Nhờ thế mà ông Tú mới được sống cuộc đời phong lưu: "Tiền bạc phó cho con mụ kiếm - Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi". "Thương vợ" là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của ông Tú đối với người vợ hiền thảo của mình. Sáu câu thơ đầu nói lên hình ảnh của bà Tú trong gia đình và ngoài cuộc đời - hình ảnh chân thực về một người vợ tần tảo, một người mẹ đôn hậu, giàu đức hi sinh. Hai câu thơ trong phần đề giới thiệu bà Tú là một người vợ rất đảm đang, chịu thương chịu khó. Nếu như bà vợ của Nguyễn Khuyến là một phụ nữ "hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, chân nam đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc" (câu đối của Nguyễn Khuyến) thì bà Tú là một người đàn bà: "Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng". "Quanh năm buôn bán" là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác. không được một ngày nghỉ ngơi. Bà Tú "Buôn bán ở mom sông", nơi cái mảnh đất nhô ra, ba bề bao bọc sông nước; nơi làm ăn là cái thế đất chênh vênh. Hai chữ "mom sông" gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cảnh đời cơ cực, phải vật lộn kiếm sống, mới "Nuôi đủ năm con với một chồng". Một gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ. Thông thường, người ta chỉ đếm mớ rau, con cá, đếm tiền bạc,. chứ ai "đếm" con, "đếm" chồng (!). Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn: đông con, người chồng đang phải "ăn lương vợ". Có thể nói, hai câu đầu, Tú Xương ghi lại một cách

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.