Tri thức địa phương của người Cơ Tu trong sử dụng tài nguyên động vật rừng

Tộc người Cơ Tu vốn sinh sống chủ yếu ở khu vực miền núi, nơi mà yếu tố rừng đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối đời sống vật chất và đời sống tinh thần của họ. Cùng với hái lượm, săn bắt được xem là hoạt động thường nhật và là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho người dân. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, Tri thức địa phương của người Cơ Tu trong sử dụng tài nguyên động vật rừng Ngô Văn Lệ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM Nguyễn Công Trường Trường Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ TP. HCM TÓM TẮT: Tộc người Cơ Tu vốn sinh sống chủ yếu ở khu vực miền núi, nơi mà yếu tố rừng đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối đời sống vật chất và đời sống tinh thần của họ. Cùng với hái lượm, săn bắt được xem là hoạt động thường nhật và là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho người dân. Tuy nhiên, để khai thác nguồn lợi do thiên nhiên ban tặng một cách có hiệu quả, từ rất lâu người Cơ Tu đã tích lũy một hệ thống tri thức phù hợp. Những tri thức này là sản phẩm đặc thù của người Cơ Tu, thể hiện cách ứng xử của họ với môi trường sống, và cho phép khu biệt nó với tri thức địa phương của các tộc người khác. Từ khóa: Tri thức địa phương, tộc người, công cụ, hoạt động săn bắt 1. Đặt vấn đề Trước đây, tri thức khoa học phương Tây được xem là chuẩn mực và mô hình mẫu để các quốc gia đang phát triển học theo. Chính vì vậy, các quốc gia đã chưa dành sự quan tâm đúng mức đối với tri thức địa phương. Thậm chí còn cho rằng tri thức địa phương là lạc hậu, cổ xưa và chỉ thích hợp với xã hội nguyên thủy. Do đó, trong các dự án phát triển, các chuyên gia thường bỏ qua tri thức địa phương mà chỉ tập trung vào khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, ngày nay cùng với tri thức khoa học phương Tây, tri thức địa phương đang ngày càng được các học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Bởi vì, kinh nghiệm phát triển ở một số quốc gia cho thấy, tri thức khoa học phương Tây không thể giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường một cách toàn diện, Trong khi đó, tri thức địa phương lại cho thấy hiệu quả trong hoạt động phát triển bền vững, nhất là đối với các tộc người thiểu số. Mỗi một tộc người đều sở hữu cho mình một hệ thống tri thức đặc thù. Hệ thống tri thức này được Trang 14 sáng tạo trong quá trình tương tác với .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.