Về luận điểm “khoảng trống quyền lực” của các học giả phương Tây và vấn đề “chớp thời cơ” của lực lượng cách mạng Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Bài viết tập trung đánh giá lại luận điểm “khoảng trống quyền lực” của các học giả phương Tây, đồng thời khẳng định vai trò không quan trọng của lực lượng cách mạng Việt Nam trong việc “chớp thời cơ” giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X4-2016 Về luận điểm “khoảng trống quyền lực” của các học giả phương Tây và vấn đề “chớp thời cơ” của lực lượng cách mạng Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Trần Nam Tiến Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước cách mạng kiểu mới ở Việt Nam - là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi đó là kết quả của sự phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, trong đó, sức mạnh dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu về sự kiện này, nhiều học giả phương Tây lại có những đánh giá khác biệt. Quan điểm của nhiều học giả phương Tây cho rằng đã có một “khoảng trống quyền lực” (power vacuum) xuất hiện ở Việt Nam và nhờ đó lực lượng cách mạng Việt Nam đã may mắn giành được thắng lợi, chứ không phải do chính thực lực của lực lượng này. Bài viết tập trung đánh giá lại luận điểm “khoảng trống quyền lực” của các học giả phương Tây, đồng thời khẳng định vai trò không quan trọng của lực lượng cách mạng Việt Nam trong việc “chớp thời cơ” giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ khóa: “khoảng trống quyền lực”, Cách mạng tháng Tám 1945, Việt Nam 1. Trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu về sự kiện Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam, một số nhà sử học phương Tây cho rằng đã tồn tại một “khoảng trống quyền lực” (power vacuum) ở Việt Nam lúc bấy giờ. Theo đó, “khoảng trống quyền lực” theo cách nhìn của nhiều học giả phương Tây bắt đầu từ sự kiện quân Nhật đã tiến hành đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương vào ngày 9/3/1945, qua đó đã chấm dứt ách cai trị trên toàn Đông Dương của thực dân Pháp trong một thời gian ngắn. Sau đó, với những thất bại liên .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    86    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.