Trí thức Nam kỳ trong các tổ chức chính trị và cách mạng từ năm 1927 đến 1929

Bài viết lý giải Nam kỳ như một môi trường chính trị hấp dẫn, thu hút nhiều trí thức hoạt động từ sau những phong trào của năm 1926. Sau đó, từ năm 1927 đến 1929, bài viết cho thấy trong một thời gian rất ngắn, trí thức Nam kỳ đã có một quá trình vận động chính trị và cách mạng không hề trầm lắng, yên ắng mà ngược lại rất tích cực, sôi nổi. Quá trình ngắn này đã góp phần làm bộc lộ thái độ và hoạt động chính trị của trí thức Nam kỳ. Trong quá trình đó, họ thành lập và gia nhập các đảng phái, tổ chức chính trị, đặt nền tảng cho những lựa chọn con đường cách mạng thời kỳ sau. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, Trí thức Nam kỳ trong các tổ chức chính trị và cách mạng từ năm 1927 đến 1929 Huỳnh Bá Lộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Bài viết lý giải Nam kỳ như một môi trường chính trị hấp dẫn, thu hút nhiều trí thức hoạt động từ sau những phong trào của năm 1926. Sau đó, từ năm 1927 đến 1929, bài viết cho thấy trong một thời gian rất ngắn, trí thức Nam kỳ đã có một quá trình vận động chính trị và cách mạng không hề trầm lắng, yên ắng mà ngược lại rất tích cực, sôi nổi. Quá trình ngắn này đã góp phần làm bộc lộ thái độ và hoạt động chính trị của trí thức Nam kỳ. Trong quá trình đó, họ thành lập và gia nhập các đảng phái, tổ chức chính trị, đặt nền tảng cho những lựa chọn con đường cách mạng thời kỳ sau. Từ khóa: trí thức Nam kỳ, tổ chức chính trị, cách mạng 1. Môi trường chính trị Nam kỳ từ sau năm 1926 Từ khi trở thành thuộc địa, Nam kỳ được tổ chức theo cách cai trị trực tiếp bởi người Pháp (trực trị), có sự tiếp xúc với phương Tây từ rất sớm. Cũng vì thế, bên cạnh việc bị khai thác, bóc lột nặng nề, Nam kỳ có một không gian văn hóa, chính trị ngày càng đa dạng và phức tạp. Đội ngũ trí thức Nam kỳ đã ra đời trong những điều kiện trên từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất1. Bên cạnh sự phát triển về số lượng, hoạt động nghề nghiệp chuyên môn, đội ngũ này còn mang trong mình những đặc trưng về hoạt động xã hội như: tranh luận, diễn thuyết, thành lập nhóm, hội đoàn, tham gia các hoạt đông chính trị Từ năm 1919 đến 1925, trí thức Nam kỳ đã từng bước gia nhập các hoạt động chính trị với những tổ chức, cá nhân và phong trào như Nguyễn An Ninh, Đảng Lập hiến, phong trào “bài trừ ngoại Ở đây, bài viết xác định đối tượng nghiên cứu là đội ngũ trí thức tân học, tức là đội ngũ trí thức có nền tảng học vấn từ nền giáo dục phương tây hoặc Pháp - Việt. Đội ngũ trí thức khác với cá nhân trí thức. Những cá nhân trí thức đơn lẻ thì xuất hiện .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.