Phương pháp địa vật lý dựa trên đường cong phân tán thu được từ sóng Rayleigh để đoán định độ cứng các lớp đất đá bên dưới. Để làm được điều này trước hết phải giải được bài toán thuận là đi tìm đường cong phân tán lý thuyết cho một cấu trúc địa chất bất kỳ. Phương pháp đầu tiên để giải bài toán này được đề xuất bởi Thomson-Haskell nhưng vướng mắc trong vấn đề tính toán. Trong bài báo này tác giả muốn điểm qua về mặt lý thuyết các vấn đề của phương pháp ThomsonHaskell, lập trình lại và phân tích độ bất ổn định của phương pháp này, các vấn đề chưa được phân tích kỹ trong những bài báo về Thomson-Haskell. Từ đó tiến hành giải bài toán ngược, bài toán thực tế cần thiết để khảo sát đất nông. | Science & Technology Development, Vol 19, Phân tích mô hình thuận sóng mặt đa kênh Thomson-Haskell Trần Phúc Thịnh Nguyễn Nhật Kim Ngân Nguyễn Thành Vấn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM ( Bài nhận ngày 21 tháng 01năm 2016, nhận đăng ngày 21 tháng 11 năm 2016) TÓM TẮT Phương pháp sóng mặt đa kênh (MASW) là một phương pháp địa vật lý dựa trên đường cong phân tán thu được từ sóng Rayleigh để đoán định độ cứng các lớp đất đá bên dưới. Để làm được điều này trước hết phải giải được bài toán thuận là đi tìm đường cong phân tán lý thuyết cho một cấu trúc địa chất bất kỳ. Phương pháp đầu tiên để giải bài toán này được đề xuất bởi Thomson-Haskell nhưng vướng mắc trong vấn đề tính toán. Trong bài báo này tác giả muốn điểm qua về mặt lý thuyết các vấn đề của phương pháp ThomsonHaskell, lập trình lại và phân tích độ bất ổn định của phương pháp này, các vấn đề chưa được phân tích kỹ trong những bài báo về Thomson-Haskell. Từ đó tiến hành giải bài toán ngược, bài toán thực tế cần thiết để khảo sát đất nông. Từ khóa: MASW, Rayleigh, Thomson-Haskell, đường cong phân tán MỞ ĐẦU Mục đích cuối cùng của phương pháp MASW là để tìm ra cấu trúc đất đá bên dưới. Đây là một bài toán ngược và để giải bài toán này thì cần dùng một phương pháp thuận thích hợp trước. Phương pháp thuận thường được biết là giải bài toán truyền sóng sử dụng phương pháp vi phân hữa hạn hay phần tử hữu hạn. Tuy nhiên, những phương pháp trên là những phương pháp cần rất nhiều thời gian để máy tính giải. Do đó rất nhiều tác giả đã đưa nhiều phương pháp khác nhau nhằm đơn giản hóa bài toán thuận này. Một trong những cách đó là sử dụng đường cong phân tán. Ứng dụng của phương pháp ma trận cho vấn đề đường cong phân tán của sóng mặt cho cấu trúc địa tầng gồm nhiều lớp song song đã được thảo luận rộng rãi và từ rất lâu. Trong bài báo của mình năm 1950, Thomson đã đặt nền móng lý thuyết cho phát triển sau này của Haskell vào năm 1953 [2], Knopoff năm 1964, Dunkin năm 1965 [1], Thrower năm .