Khảo sát cách đánh giá môn dịch thuật tại một số trường đại học Việt Nam

Bài viết này là một cuộc khảo sát về cách đánh giá môn dịch thuật tại một số trường đại học Việt Nam ở khâu sửa bài cho sinh viên trên lớp và cách chấm điểm bài thi cuối kỳ. Trong nghiên cứu này có 37 giảng viên đang công tác tại một số trường ở những địa phương khác nhau trên cả nước được mời phỏng vấn. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ X1-2017 Khảo sát cách đánh giá môn dịch thuật tại một số trường đại học Việt Nam Nguyễn Thị Kiều Thu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Môn dịch thuật - bao gồm biên dịch và phiên dịch - là những học phần tất yếu trong tất cả các chương trình đào tạo chuyên ngữ của các trường đại học. Trong quá trình giảng dạy, khâu đánh giá luôn chiếm vai trò quan trọng, đặc biệt khi điểm số được xem như chỉ tố của sự thành công của sinh viên trong học tập. Bài viết này là một cuộc khảo sát về cách đánh giá môn dịch thuật tại một số trường đại học Việt Nam ở khâu sửa bài cho sinh viên trên lớp và cách chấm điểm bài thi cuối kỳ. Trong nghiên cứu này có 37 giảng viên đang công tác tại một số trường ở những địa phương khác nhau trên cả nước được mời phỏng vấn. Sự đa dạng về tiêu chí chấm cũng như trọng số tính điểm cho các tiêu chí này phần nào phản ánh được bức tranh nhiều màu sắc trong lĩnh vực giảng dạy môn dịch thuật tại các trường đại học tại Việt Nam và trên cơ sở này bài báo sẽ đưa ra một số đề xuất về cách sửa bản dịch cho sinh viên cũng như cách chấm điểm vào cuối khóa. Từ khóa: cách sửa bài dịch, dịch viết, dịch nói, tiêu chí đánh giá, cách chấm điểm. 1. Dẫn nhập Với sự phát triển của dịch thuật như một ngành nghề quan trọng trong giao tiếp giữa các quốc gia, các môn dạy dịch thuật, bao gồm dịch viết – biên dịch, và dịch nói – phiên dịch, trở nên ngày càng phổ biến tại các trường đại học. Tại đây, song song với sự phát triển của môn Lý thuyết dịch và các môn thực hành dịch là sự lớn mạnh của ngành giảng dạy ngoại ngữ mà trong chương trình học luôn có ít nhất một học phần dịch thuật với chủ đích tăng cường kiến thức ngôn ngữ của sinh viên. Theo Pym (2011) các trường đại học theo truyền thống thường xem dịch thuật như một cách kiểm tra trình độ ngoại ngữ của sinh viên nhưng dần tăng cường các kỹ năng chuyên biệt cho môn dịch thuật như một phương thức giao tiếp (mode of communication). Bên cạnh những

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.