Mục tiêu của bài báo này là đề xuất khung nội dung công cụ hỗ trợ đánh giá nhanh Sản xuất sạch hơn (SXSH) lồng ghép tiết kiệm năng lượng (TKNL) cho doanh nghiệp. Trên cơ sở tích hợp các phương pháp như kỹ thuật sẵn có tốt nhất, phân tích sơ đồ quy trình công nghệ, cân bằng vật chất năng lượng nghiên cứu này đề xuất khung công cụ đánh giá nhanh bao gồm 3 module chính: Module “Nhập dữ liệu”, “Cân bằng vật chất năng lượng” và “Đánh giá tiềm năng TKNL-SXSH”. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TẬP 20, SỐ M1-2017 35 Đề xuất khung công cụ đánh giá nhanh sản xuất sạch hơn lồng ghép tiết kiệm năng lượng: điển hình ngành sản xuất kim loại Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê Quốc Vĩ, Trần Văn Thanh, Trần Thị Hiệu và Lê Thanh Hải Tóm tắt—Mục tiêu của bài báo này là đề xuất khung nội dung công cụ hỗ trợ đánh giá nhanh Sản xuất sạch hơn (SXSH) lồng ghép tiết kiệm năng lượng (TKNL) cho doanh nghiệp. Trên cơ sở tích hợp các phương pháp như kỹ thuật sẵn có tốt nhất, phân tích sơ đồ quy trình công nghệ, cân bằng vật chất năng lượng nghiên cứu này đề xuất khung công cụ đánh giá nhanh bao gồm 3 module chính: Module “Nhập dữ liệu”, “Cân bằng vật chất năng lượng” và “Đánh giá tiềm năng TKNL-SXSH”. Thông qua áp dụng điển hình, một công cụ đánh giá SXSH lồng ghép TKNL cho nhà máy sản xuất kim loại được phát triển. Kết quả áp dụng điển hình vào nhà máy cho thấy kết quả cân bằng vật chất và năng lượng được thể hiện đầy đủ trên quy trình sản xuất đồng thời xác định được các đối tượng cần phải cải tiến. Cụ thể đã xác định 150 đối tượng hay vị trí cần phải cải tiến trong đó có 16 đối tượng liên quan đến quá trình nhiệt, các đối tượng còn lại liên quan đến động cơ điện. Tương ứng với mỗi đối tượng này là các giải pháp đề xuất. Hạn chế của công cụ này là chưa đánh giá được chi phí đầu tư cũng như thời gian hoàn vốn của các giải pháp do vậy nghiên cứu trong thời gian tới cần đưa ra giải pháp để khắc phục nhược điểm này. Bài nhận ngày 09 tháng 05 năm 2017, nhận đăng ngày 05 tháng 07 năm 2017. Nguyễn Thị Phương Thảo, Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM (email: phuongthaoier@) Lê Quốc Vĩ, Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM (email: lequocvi@) Trần Văn Thanh, Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQGHCM (email: thanhvoco@) Trần Thị Hiệu – Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQGHCM (email: hieutranenvi@) Lê Thanh Hải, Viện Môi trường và Tài nguyên,ĐHQG-HCM (email: haile3367@). Từ khóa—khung, ngành kim .