Trung Nghĩa từ (đình Châu Phú) là một trong những ngôi đình cổ to và đẹp nhất Miền Tây Nam Bộ. Tại đây còn lưu giữ nhiều tư liệu Hán Nôm quý liên quan đến lịch sử hình thành ngôi đình và công lao mở cõi của Nguyễn Hữu Cảnh; đồng thời qua tư liệu Hán Nôm này có thể hiểu thêm về tình cảm, lòng ngưỡng vọng của người dân Nam Bộ dành cho vị tướng họ Nguyễn. Bài viết này lược thuật lịch sử hình thành ngôi đình và phiên dịch một số tư liệu Hán Nôm tiêu biểu để giới thiệu tới độc giả có quan tâm. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ X2-2017 Trung Nghĩa từ (Châu Đốc - An Giang) và một số tư liệu Hán Nôm Nguyễn Đông Triều Nguyễn Văn Hoài Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM Ngày nhận bài: 09/3/2016 Ngày chấp nhận đăng bài: 16/5/2017 TÓM TẮT: Trung Nghĩa từ (đình Châu Phú) là một trong những ngôi đình cổ to và đẹp nhất Miền Tây Nam Bộ. Tại đây còn lưu giữ nhiều tư liệu Hán Nôm quý liên quan đến lịch sử hình thành ngôi đình và công lao mở cõi của Nguyễn Hữu Cảnh; đồng thời qua tư liệu Hán Nôm này có thể hiểu thêm về tình cảm, lòng ngưỡng vọng của người dân Nam Bộ dành cho vị tướng họ Nguyễn. Bài viết này lược thuật lịch sử hình thành ngôi đình và phiên dịch một số tư liệu Hán Nôm tiêu biểu để giới thiệu tới độc giả có quan tâm. Từ khóa: Trung Nghĩa từ, đình Châu Phú, Nguyễn Hữu Cảnh, tư liệu Hán Nôm, câu đối 1. Lược sử và kiến trúc Trung Nghĩa từ Trung Nghĩa từ, còn gọi là đình Châu Phú, thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh 阮有鏡 (còn gọi là Nguyễn Hữu Kính, tên tộc là Lễ, 1650-1700), được xây dựng từ năm 1922, đến năm 1926 hoàn thành, hiện tọa lạc tại góc đường Nguyễn Văn Thoại và đường Trần Hưng đạo, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một trong những ngôi đình to và đẹp nhất Miền Tây Nam Bộ. Ngôi đình hiện tại có nguồn gốc từ miếu Lễ Công, do ông Lê Công Thoàn1 cùng cư dân địa phương dựng vào đầu thế kỷ 19 bằng tranh tre lá trên phần đất của tộc họ Lê Công, nay là khu ký túc xá bệnh viện Châu Đốc cũ. Năm 1805, vua Gia Long sắc phong Nguyễn Hữu Cảnh làm Thượng đẳng Thần. Đến năm Kỷ Tỵ (1809), miếu Lễ Công được trùng tu lần thứ nhất trở nên khang trang hơn và đổi gọi là đền Lễ Công. Lần trùng tu thứ hai có thể là do Thoại Ngọc hầu thực hiện vào khoảng năm 1828-1829, trong thời gian ông trấn nhậm tại thành Châu Đốc2. Năm 1922, khi xây bệnh viện Châu Đốc, chính quyền Pháp thương lượng với họ tộc Lê Công và dân làng di dời ngôi đền đi nơi khác. Sau khi lựa chọn thế đất kỹ càng, ngôi đền được dời đến vị trí nhà làm việc địa phương .