Bài viết này khảo sát lại hệ diễn ngôn trong thi pháp học truyền thống Trung Quốc nhìn từ viễn cảnh thuyên thích học Đức từ Chladenius đến Heidegger. Tác giả cũng có so sánh với hệ diễn ngôn trong thi pháp học truyền thống Việt Nam với mục đích soi sáng một số giả định tiềm ẩn đã định hình phong cách bình giải thi ca của văn nhân truyền thống Trung Quốc và Việt Nam. Nếu mục tiêu của phần lớn thi pháp học hiện đại- hiểu theo ý nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này- là tập trung vào việc minh giải cấu trúc nội tại của tác phẩm thì thi pháp học Trung Quốc truyền thống luôn nhấn mạnh mối liên kết bền vững giữa Đạo- Tính Thể như là thế, nói theo ngôn ngữ Heidegger- và thi nhân, người được Đạo/ Tính Thể kêu vời đến để thực hiện công việc soi sáng Tính Thể của hiện thể bằng ngôn từ. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, Hệ diễn ngôn thi pháp Trung Quốc truyền thống nhìn từ viễn cảnh thuyên thích học Dương Ngọc Dũng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM Ngày nhận bài: 04/11/2016 Ngày chấp nhận đăng bài: 04/3/2017 TÓM TẮT: Bài viết này khảo sát lại hệ diễn ngôn trong thi pháp học truyền thống Trung Quốc nhìn từ viễn cảnh thuyên thích học Đức từ Chladenius đến Heidegger. Tác giả cũng có so sánh với hệ diễn ngôn trong thi pháp học truyền thống Việt Nam với mục đích soi sáng một số giả định tiềm ẩn đã định hình phong cách bình giải thi ca của văn nhân truyền thống Trung Quốc và Việt Nam. Nếu mục tiêu của phần lớn thi pháp học hiện đại- hiểu theo ý nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này- là tập trung vào việc minh giải cấu trúc nội tại của tác phẩm thì thi pháp học Trung Quốc truyền thống luôn nhấn mạnh mối liên kết bền vững giữa Đạo- Tính Thể như là thế, nói theo ngôn ngữ Heidegger- và thi nhân, người được Đạo/ Tính Thể kêu vời đến để thực hiện công việc soi sáng Tính Thể của hiện thể bằng ngôn từ. Từ khóa: hệ diễn ngôn, thi pháp học, thuyên thích học 1. Dẫn luận và giới thuyết Có ba thuật ngữ trong bài viết này cần phải được minh xác ngay từ đầu để tránh những ngộ nhận không cần thiết: 1-Hệ diễn ngôn (discourse): là một thuật ngữ có nội hàm triết học cô đặc của Michel Foucault (1926-1984)1, một khuôn mặt lớn trong phong trào triết học hậu hiện đại và hậu cấu trúc. Hệ diễn ngôn là tập hợp những phát biểu về một chủ đề nào đó được tổ chức một cách hệ thống trên cơ sở một số điều kiện mặc định nhận thức nào đó. Phân tích diễn ngôn chính là xác định các điều kiện mặc định nhận 1 Michel Foucault, Les mots et les choses (une archéologie des sciences humaines), Gallimard, 1966. Ý tưởng chủ đạo của tác phẩm chính là mỗi thời đại lịch sử đều có những điều kiện hình thành chân lý (conditions de vérité) riêng biệt và chính những điều kiện này cho phép hình thành các hệ diễn ngôn đặc thù, nghĩa là những gì được xem là chấp .