Bài viết dựa trên quan điểm của Max Weber về các loại uy quyền (authority) trong xã hội để phân tích việc kiểm soát cộng đồng người Cil ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng hiện nay. Mời các bạn tham khảo! | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, Các loại uy quyền trong việc quản lý cộng đồng người Cil ở khu dự trữ sinh quyển Langbiang thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng Huỳnh Ngọc Thu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM Ngày nhận bài: 04/01/2017 Ngày chấp nhận đăng bài: 10/7/2017 Tóm tắt Bài viết dựa trên quan điểm của Max Weber về các loại uy quyền (authority) trong xã hội để phân tích việc kiểm soát cộng đồng người Cil ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng hiện nay. Bằng phương pháp Quan sát-tham dự sâu tại cộng đồng, và điều tra bảng hỏi, bài viết muốn nêu lên bức tranh sinh động về sự phân định của các loại uy quyền trong việc kiểm soát cộng đồng ở người Cil, như uy quyền truyền thống, uy quyền pháp lý hợp lý và uy quyền thiên phú. Kết quả của sự phân định đó là cho thấy, tùy theo từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử mà có loại uy quyền trở nên thắng thế, khẳng định được quyền uy của mình trong việc kiểm soát cộng đồng; có loại uy quyền nằm ở vị thế trung dung; và cũng có loại uy quyền mất dần vị thế ảnh hưởng của mình đối với cộng đồng và trở thành biểu tượng mang giá trị truyền thống hơn là thực quyền. Từ khóa: uy quyền pháp lý hợp lý, uy quyền thiên phú, uy quyền truyền thống 1. Đặt vấn đề Uy quyền là quyền lực của một người hoặc một nhóm người đối với cộng đồng và được cộng đồng đó chấp nhận tuân theo. Quyền lực này có được là do sự sắp đặt của một thể chế chính trị, một tổ chức tôn giáo hoặc do luật tục của cộng đồng đặt ra (Stuart Lachs:1999). Việc thực hiện uy quyền là hiện tượng liên tục và phổ biến trong xã hội và nó giữ vai trò là nền tảng của trật tự xã hội. Uy quyền không chỉ thể hiện trong chính trị mà còn thể hiện trong tất cả các tổ chức, các hiệp hội, hội đoàn (Austin Cline:1999). Vì vậy, Max Weber cho rằng, khái niệm uy quyền không chỉ bao hàm quyền lực mang tính hợp pháp bởi sự đặt để của thể chế chính trị mà còn thể hiện ở các hình thức khác hoặc các luận cứ khác ngoài chính trị (Blau, P. M.:1963). Trang .