Phân tích khổ cuối trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Bốn câu thơ như là một bài thơ tứ tuyệt tả cảnh ngụ tình , bến Chèm ở sông Hồng gợi về vùng quê sông nước Hương Sơn (Hà Tĩnh) của nhà thơ. Đó là một tình cảm đẹp mà thực của nhà thơ, nó xuất phát từ tâm trạng hiện tại. Xa nhà và buồn cảnh đất nước. “Sóng gửi tràng giang buồn điệp điệp”. Nỗi buồn “điệp điệp” ấy bao phủ cả thi phẩm và đến khổ cuối như một nỗi niềm òa vỡ không sao kiềm chế được. Mời các bạn tham khảo bài văn mẫu "Phân tích khổ cuối trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận" dưới đây.   | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH KHỔ CUỐI BÀI THƠ TRÀNG GIANG CỦA HUY CẬN BÀI MẪU SỐ 1: Nói đến Huy Cận, ta chưa có dịp đọc hết nhưng ta cũng có cảm giấc buồn. Chế Lan Viên viết: Đừng quên có một thời thơ đó Tổ quốc trong lòng mà cũng như không. Trong lòng mỗi đứa con đất Việt đều có chung một đất nước hình chữ “S” uốn lượn nhưng có cũng như không trong cảnh mất nước. Thế giới sầu của Huy Cận là cái vỏ bọc che chắn cho nhà thơ ưong những phút tìm quên ấy. Tràng giang cũng thuộc vào hệ thống những bài thơ đượm chất buồn của thi sĩ. Mỗi khổ là một điệu buồn man mác cả về cảnh lẫn tình. Khổ thơ cuối là tiêu biểu cho bức tranh đẹp mà buồn. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc. Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa Lòng quê dờn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Cả bốn câu thơ đều có tâm cảnh và ngoại cảnh, nói cách khác đó là cảnh buồn gặp tình buồn. Hoàng hôn thường là buổi diễn tả hay nhất sự buồn sự nhớ (như Bà Huyện Thanh Quan) nhưng Huy Cận đã phủ định “không” để nói lên cái có trong lòng mình. “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” có từ láy “lớp lớp” tạo cảm tưởng mây nhiều quá, toàn những áng mây trăng nhiều hình thể đùn đẩy, chen nhau trên cái nền trời với đỉnh núi xa xâm phủ màu trắng kim loại bạc. Câu thơ tạo không khí buồn ngay từ sự liên tưởng với nét vẽ tài tình của nhà thơ, từng gam màu chồng lên nhau, đồng hiện gây ấn tượng cho óc liên tưởng của người đọc. Trong bức tranh chiều buồn ấy, một cánh chim mỏi. Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ. (Hồ Chí Minh) Như tăng thêm sức gợi: cảnh buồn mà hồn người càng buồn hơn. Cánh chim nhỏ chao nghiêng, dưới góc độ của nhà thơ như đã làm bóng chiều cũng theo đó mà sa xuống. Động từ sa nằm ở vị trí này cùng với dấu hai chấm là nét chấm phá cực hay. Sự đối lập giữa cái nhỏ bé của cánh chim và cái bao la của bóng chiều tà càng tăng thêm nỗi niềm của kẻ xa nhà: Lòng quê dờn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Hai câu cuối bộc bạch quá rõ tâm tình của nhà thơ. Thì ra, cảm giác buồn điệp điệp, cô liêu đều là do nhớ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.