Phân tích khổ đầu trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Tràng Giang là một trong những tác phẩm hay điển hình cho hồn thơ Huy Cận một thời. Khổ thơ đầu bài thơ đã miêu tả xuất sắc cảnh sông nước mênh mang, heo hút của sông Hồng, đồng thời thể hiện nỗi buồn của người thi sĩ trước không gian vô tận. Tạo nên một bức tranh mênh mang, rộng lớn nhưng buồn man mác trên sông Hồng, đồng thời thể hiện nỗi buồn về sự nhỏ nhoi, vô định của kiếp người. | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH KHỔ ĐẦU BÀI THƠ TRÀNG GIANG CỦA HUY CẬN 1. Bên cạnh vẻ đẹp cổ điển là nét hiện đại cua thơ mới (thể hiện ở câu cuối). Cảnh buồn vì được cảm nhận qua tâm trạng buồn. - Phong vị cổ điển và vẻ đẹp hiện đại. + Câu thơ đầu phảng phất phong vị cổ điển vì nói gợi nhớ đến câu ca dao xưa: Sóng bao nhiêu gợn dạ sầu bấy nhiều Bên cạnh đó nó còn phảng phất ý thơ của người xưa: Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ Bất tận trường giang cổn cổn lai (Đăng cao – Đỗ Phủ) (Rào rào lá trút rừng cây thẳm Cuồn cuộn sông về sóng nước tuôn) - Đây không phải là sự bắt chước một cách mô phạm mà là sự thẩm thấu của hồn thơ. Như chúng ta đã biết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Huy Cận đã say mê những câu thơ Đường và âm hưởng thơ Đường đã ảnh hưởng đến hồn thơ HC một cách tự nhiên. Nếu câu thơ của Đỗ Phủ đối xứng trong sự đối chọi, thì đối xứng trong thơ HC là đối xứng của sự tương đồng. Cả hai nhà thơ đều sự dụng từ láy. Trong thơ ĐP thì là từ “tiêu tiêu” và thơ HC “điệp điệp”. Tuy nhiên từ láy ĐP dùng ở giữa câu thơ, còn HC dùng cuối câu thơ, tạo nên dư âm. - Câu 2 cũng gợi nên sự cổ điển, vì h/a con thuyền xuôi mái nước song song gợi lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, tỉnh lặng, như một nét vẻ trong bức tranh thủy mặc. 2. Cảnh buồn qua tâm trạng buồn - Hai câu đầu bản thân cảnh không buồn, nhưng chính cái buồn của lòng người đã lan tỏ sang cảnh vật. Điều đó được thể hiện qua hệ thống từ ngữ: “buồn điệp điệp”. Từ láy “điệp điệp” vừa gợi hình lại vừa gợi cảm. Hai từ gợi lên h/a những làn sau nhấp nhô liên tiếp trên dòng sông và nỗi buồn của tác giả cũng như đang lan tỏ trên sóng nước. HC từng tâm sự: “Nhìn dòng sông lớn gợn những lớp sóng, tôi cảm thấy nỗi buồn của mình cũng đang trải ra như lớp sóng”. Về hình ảnh: trong câu thơ: “Sóng gợn.” dường như có hai con sóng, sóng nước và sóng lòng. “Sóng gợn tràng giang” là sóng nước, còn sóng “buồn điệp điệp” là sóng lòng. Hai con sóng hòa quyện vào nhau. Nhạc sóng và nhạc lòng cùng vỗ vào nhau tạo thành một dòng sông sóng nước và

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.